Do dặc điểm tự nhiên xã hội ở Hà Tĩnh là địa bàn nhỏ hẹp, thời tiết khí hậu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) GIẢI PHÁP đẩy MẠNH HUY ĐỘNG vốn từ KHÁCH HÀNG cá NHÂN CHO NHTM cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH hà TĨNH (Trang 93 - 97)

không thuận lợi, các khu công ngiệp chưa phát triển mạnh. Do đó kiến nghị Uỷ ban Tỉnh Hà Tĩnh là nên khống chế con số về các ngân hàng trên địa bàn Tỉnh không nên cho phép mở nhiều ngân hàng nhằm đảm bảo tính cạnh tranh cũng như sự tồn tại phát triển của ngân hàng một cách bền vững

- Phát triển cơ sở hạ tầng, có chính sách thu hút và kêu gọi các vốn đầu tư FDI, ODA…thơng thống, tạo điều kiện thu hút vốn cho Tỉnh nhà, là nền tảng tiền đề cho các ngân hàng và các doanh nghiệp trên địa bàn có mơi trường và phát triển trong hoạt động kinh doanh.

3.5.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Hỗ trợ, cung cấp cho các ngân hàng thương mại về thơng tin, chính sách, định hướng phát triển lĩnh vực ngân hàng – tài chính.

- Tập trung xây dựng và hồn thiện các chính sách tiền tệ, tín dụng thúc đẩy phát triển nghiệp vụ ngân hàng.

- Củng cố, lành mạnh hóa và khơng ngừng nâng cao vị thế của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

- Đứng ra tổ chức các cuộc hội thảo giữa các ngân hàng thương mại để tạo ra sự thống nhất trong định hướng phát triển, trong hoạt động tín dụng.

- Thanh tra là giải pháp mạnh mẽ và có ý nghĩa quyết định đối với việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm của tổ chức tín dụng, làm cho các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh và hiệu quả. Nhất là trong thời gian gần đây, tình hình nợ q hạn của các tổ chức tín dụng ngày càng cao. Việc chấp hành các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ chuyển hoán vốn của các ngân hàng chưa được thực hiện đúng. Chính vì vậy cần có sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh việc thanh tra, kiểm soát, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải công khai thông tin về tình hình hoạt động của ngân hàng. Việc cơng khai thơng tin một mặt sẽ giúp cho hoạt động của các ngân hàng thương mại lành mạnh hơn, mặt khác giúp các khách hàng của ngân hàng theo dõi

được hoạt động của ngân hàng thương mại từ đó yên tâm đầu tư.

3.5.4. Kiến nghị với Ngân hàng Công Thương Việt Nam

- Cập nhật những vấn đề có liên quan đến chính sách, phương hướng và kịp thời chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc. Điều này tạo ra sự thống nhất trong hoạt động quản lý của toàn hệ thống.

- Việc điều hành lãi suất huy động vốn nên để các Giám đốc chi nhánh điều hành trên cơ sở các quy định của NHNN nhằm tạo sự linh hoạt cho VietinBank Hà Tĩnh phù hợp với đặc thù của hoạt động huy động vốn tại địa bàn Hà Tĩnh; chỉ nên quản lý chênh lệch đầu vào, đầu ra ở tỷ lệ nhất định đảm bảo cho vay với lãi suất thực dương. Như vậy sẽ giúp cho VietinBank Hà Tĩnh có thể linh hoạt điều hành lãi suất linh hoạt phù hợp với sự biến động trên địa bàn hoạt động.

- Cần có các chính sách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ theo từng chuyên đề nghiệp vụ. Tổ chức tập huấn thường xuyên cho các cán bộ cơ sở để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật giúp cán bộ tiếp cận nhanh chóng với cơng nghệ hiện đại, các sản phẩm mới.

- Hiện nay việc tuyển dụng cán bộ hầu hết do Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam quyết định sau đó đưa về các chi nhánh làm việc. Do đó, đơi khi khơng đáp ứng đúng yêu cầu về trình độ, sở trường cán bộ mà VietinBank Hà Tĩnh đặt ra làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, chất lượng công việc của chi nhánh. Đề nghị Ngân hàng Công Thương Việt Nam nên giao quyền tuyển chọn nhân viên cho VietinBank Hà Tĩnh, chỉ nên quy định các chỉ tiêu của đối tượng được tuyển dụng như trình độ chun mơn, tuổi đời… để VietinBank Hà Tĩnh lựa chọn cho phù hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận ở Chương 1 và đánh giá thực trạng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh trong Chương 2, Chương 3 đã nêu ra một số giải pháp đẩy mạnh huy động vốn từ khách hàng cá nhân cho Ngân hàng TMCP - Chi nhánh Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, chương 3 cịn đưa ra những kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam nhằm đẩy mạnh huy động vốn từ khách hàng cá nhân đối với Ngân hàng TMCP -Chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng và các NHTM nói chung.

KẾT LUẬN

Vốn trong nền kinh tế là hết sức cần thiết, vốn là cơ sở để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, thiếu vốn nền kinh tế sẽ lâm vào trì trệ, suy thối. Chính vì thế, hoạt động huy động vốn sao cho có hiệu quả trong các ngân hàng thương mại nói chung, chi nhánh Ngân hàng Cơng thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng là hết sức cần thiết, qua đó sẽ tạo dựng được nguồn vốn dồi dào, ổn định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sự phát triển của đất nước.

Việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo an toàn về vốn và tạo điều kiện để Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế thời kỳ mở cửa.Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu bài luận văn nêu ra một số giải pháp đẩy mạnh huy động vốn nói chung và huy động vốn từ khách hàng cá nhân cho VietinBank Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, luận văn cịn đưa ra những kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam. Các giải pháp này nhằm đẩy mạnh huy động vốn từ khách hàng cá nhân đối với VietinBank Hà Tĩnh nói riêng và các NHTM nói chung.

Hy vọng rằng với những giải pháp cơ bản trên, hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, CN Hà Tĩnh sẽ được cải thiện về quy mô, cơ cấu, kỳ hạn, phục vụ tốt hơn cho cơng tác sử dụng vốn tại VietinBank Hà Tĩnh.

Vì thời gian có hạn và kiến thức chưa được đầy đủ, luận văn sẽ khơng tránh khỏi những sai sót, tơi rất mong nhận được sự góp ý của q Thầy, Cơ để luận văn được hồn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu tham khảo tiếng Việt Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Huy Cường (2007), Kinh nghiệm huy động và sử dụng vốn ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước Đơng Á, Tạp chí Ngân hàng 2007/Số 23,48-51,59

3. Vũ Thu Giang (2008), Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại

thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế,

Luận văn ThS. Kinh tế, Trường Đại học kinh tế

4. PGS. TS Lý Hoàng Ánh- TS Hoàng Thị Thanh Hằng,2014, "Các nhân tố

tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các NHTMCP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Ngân hàng (số 6 tháng 3/2014, trang 16-21)

5. PGS.TS Trần Đình Ty (2002), Quản lý nhà nước về tiên tệ, NXB Lao động 6. Tơ Kim Ngọc, (2008), Giáo trình lý thuyết tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất

bản Thống kê

7. Trần Huy Hoàng chủ biên (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội

8. Bảng cân đối tài chính Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh năm 2014, 2015, 2016

9. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam năm 2014, 2015, 2016

10.

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016

11. Website của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam http:// www.vnba.org.vn.

12. Website của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam http://www.VietinBank.vn 13. Website của Ngân hàng Nhà nước Việt nam http://www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) GIẢI PHÁP đẩy MẠNH HUY ĐỘNG vốn từ KHÁCH HÀNG cá NHÂN CHO NHTM cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH hà TĨNH (Trang 93 - 97)