5. Lợi nhuận sau thuế
2.2.2. Thực trạng quản trị nợ phải thu của công ty Cổ phần Sông Đà 10 2 Thực trạng xác định chính sách bán chịu đối với khách hàng
2.2.2.2. Thực trạng xác định chính sách bán chịu đối với khách hàng
Về tiêu chuẩn bán chịu:
Nhận biết được tầm quan trọng của việc quản lý nợ phải thu đối với kết quả hoạt động kinh doanh mà cụ thể là doanh thu và lợi nhuận Công ty đã xây dựng và liên tục cải thiện cơ chế quản lý nợ phải thu và chính sách bán chịu của mình nhằm đạt hiệu quả tối đa trong mọi hoàn cảnh. Hiện tại chiến lược của công ty là: Giữ vững và mở rộng thị trường kết hợp tái cấu trúc cơng ty. Mục đích của việc lựa chọn chiến lược này là: Cơng ty sẽ tập trung mọi nỗ lực và cơ hội để phát triển các sản phẩm xây lắp hiện có trên những thị trường hiện có bằng cách tăng cường chun mơn hóa, phát triển thị phần và gia tăng doanh số, lợi nhuận. Do vậy, Cơng ty có xu hướng thiết lập các chính sách bán chịu mở rộng. Khách hàng của Cơng ty chính là Tổng cơng ty Sơng Đà và khách hàng khác trong nước như: Tập đoàn điện lực Việt Nam; Tập đoàn
Dầu khí quốc gia Việt Nam; Các ban quản lý thuộc Bộ giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn; Các dự án đầu tư của Chính phủ; Các dự án sử dụng nguồn vốn ODA... Các khách hàng này đều dễ dàng đáp ứng được các tiêu chuẩn về uy tín khách hàng.
Việc đánh giá năng lực chủ đầu tư thực hiện qua cơng tác đánh giá tình hình vốn, cơ cấu nguồn vốn, uy tín trong lĩnh vực xây lắp, địa vị chính trị (đối với cơng trình xây dựng tại Lào, Campuchia).
Về điều khoản bán chịu:
Công ty Sông Đà 10 khi ký kết hợp đồng thi cơng xây dựng cơng trình, thường có một điều khoản đảm bảm thực hiện hợp đồng. Theo đó, Nhà Thầu (NT) - Cơng ty Sông Đà 10 sẽ thực hiện Biện Pháp Bảo Đảm thực hiện hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng bằng một khoản tiền tương đương một số phần trăm (%) giá trị hợp đồng cho Chủ Đầu Tư (CĐT). Kể từ ngày ký kết hợp đồng, NT sẽ không được nhận lại Khoản Bảo Đảm (KBĐ) trong trường hợp NT từ chối thực hiện hợp đồng. Bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ được trả cho CĐT như một khoản bồi thường khi NT khơng hồn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo hợp đồng. Trong trường hợp CĐT quyết định bổ sung thêm vào giá hợp đồng so sự thay đổi chi phí, NT nếu được yêu cầu bằng văn bản của CĐT thì phải nhanh chóng tăng giá trị của KBĐ lên cùng tỷ lệ tăng thêm đó.
Trong thời hạn một số ngày (tùy thuộc vào hợp đồng), kể từ ngày ban hành Biên Bản Nghiệm Thu và Cơng Trình được bàn giao đồng thời NT đã chuyển sang giai đoạn thực hiện nghĩa vụ bảo hành theo quy định, CĐT sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để hoàn trả KBĐ cho NT. Trong vịng số ngày đó, Biện Pháp Bảo Đảm vẫn có hiệu lực. Do vậy có thể nói thời hạn bán chịu phụ thuộc vào thời gian hồn thành cơng trình, được tính từ ngày Biện Pháp
Bảo Đảm bắt đầu có hiệu lực cho đến ngày mọi trách nhiệm, nghĩa vụ của NT về việc thi công xây dựng cơng trình được CĐT xác nhận tài Biên Bản Nghiệm Thu là “hoàn tất” và “chuyển sang giai đoạn bảo hành cơng trình” cộng thêm một số ngày nhất định đã thỏa thuận trong hợp đồng (thời gian hiệu lực). Hay nói cách khác là thời gian từ khi ký kết Biện Pháp Bảo Đảm cho đến khi hết hạn (ở một số hợp đồng nêu rõ ngày hết hạn của Biện Pháp Bảo Đảm). Khi đó, nếu có bất cứ khối lượng, cơng việc, hạng mục, trách nhiệm, nghĩa vụ nào của NT chưa hồn thành theo hợp đồng, NT có trách nhiệm thực hiện các thủ tục cẩn thiết để gia hạn thời gian hiệu lực của KBĐ cho tới khi công việc, khối lượng, hạng mục, trách nhiệm, nghĩa vụ đó hồn thành và/hoặc mọi sai sót (nếu có) được sửa chữa xong đáp ứng điều kiện của CĐT. Thời hạn bán chịu có thể tăng lên. Tuy nhiên rủi ro khoản phải thu này kiểm sốt được vì phụ thuộc vào năng lực, tiến độ thi công của NT.
Đối với số tiền thanh tốn cho các hạng mục cơng trình/cơng trình hồn thành, cơ sở thanh tốn là khối lượng cơng việc thực tế mà NT đã hồn thành và được nghiệm thu bởi CĐT đối với đợt thanh toán tương ứng. Thơng thường định kỳ (hàng tháng, q), CĐT thanh tốn một lần tương ứng với khối lượng công việc mà nhà thầu đã thực hiện được trong kỳ thanh toán. Trường hợp khác, CĐT thanh tốn khi khối lượng cơng việc đạt đến giá trị nhất định. Khi thanh toán, CĐT sẽ thanh tốn cho 100% khối lượng hồn thành nhưng số tiền thanh toán sẽ nhỏ hơn 100% giá trị phiếu giá. Số tiền CĐT chưa thanh toán (khoảng 5-10% giá trị phiếu giá), một phần sẽ phục vụ bảo hành, một phần chờ quyết toán dự án mới thanh toán nốt. Kể từ ngày nhận được hồ sơ thanh toán hợp lệ, CĐT sẽ thực hiện thanh toán cho nhà thầu trong một số ngày nhất định, thường trong vòng 14 (mười bốn) ngày làm việc (tùy thuộc vào quy định hợp đồng). Quá số ngày đó mà CĐT chưa thực hiện thanh toán, CĐT sẽ phải thanh toán cả mức lãi suất quá hạn áp dụng cho ngày
đầu tiên chậm thanh toán do ngân hàng nơi NT mở tài khoản cơng bố. Số ngày chậm trả tính kể từ ngày đầu tiền CĐT chậm thanh toán đến ngày chủ đầu tư thanh toán đầy đủ cho NT. Như vậy đối với số tiền thanh tốn theo khối lượng hồn thành, số ngày bán chịu là số ngày tính từ ngày CĐT nhận được hồ sơ thanh toán hợp lệ cho đến khi CĐT thanh toán đầy đủ số tiền trong hồ sơ thanh toán.