Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 1 Bối cảnh kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác quản trị nợ phải thu tại công ty cổ phần sông đà 10 (Trang 105 - 106)

5. Lợi nhuận sau thuế

3.1. Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 1 Bối cảnh kinh tế xã hộ

3.1.1. Bối cảnh kinh tế -xã hội

Năm 2010 nền kinh tế Việt Nam đã bước qua khỏi tình trạng kém phát triển, trong thời gian này mặc dù nền kinh tế tồn cầu vẫn đang dần được phục hồi do suy thối nhưng Việt Nam vẫn đạt được những kết quả rất khả quan. Tính đến cuối năm 2015 tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức tăng trưởng 6.68%, mức tăng cao nhất tính từ năm 2011. GDP tính theo giá trị thực tế hiện hành là 4,192.9 nghìn tỷ đồng, GDP bình quân đầu người ước đạt 45.7 triệu đồng/người, tương đương 2,109 USD (số liệu Tổng cục thống kê). Nền kinh tế Việt Nam đang dần vượt qua khó khăn, kinh tế vĩ mơ cơ bản ổn định, lạm phát từng bước được kìm chế, lãi suất cho vay đã giảm, tỷ giá ổn định, duy trì mức độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng dần.

Theo dự báo kế hoạch phát triên kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mơ được đặt lên hàng đầu, liền sau đó là kiểm sốt lạm phát, đi đôi với đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm 2016-2020 vẫn là 6.5-7%/năm, chỉ số lạm phát được kìm chế ở mức dưới 2 con số.

Năm 2015 cũng là năm cuối của tiếng trình cổ phần hóa và thối vốn đầu tư tại DNNN giai đoạn 2011-2015. Giai đoạn 2011-2015 cả nước cổ phần hóa đạt 93% kế hoạch (theo Báo cáo kết quả tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp ngày 23/12/2015). Một

trong những nguyên nhân gây cản trở quá trình cổ phần hóa là khâu định giá doanh nghiệp, mà việc xử lý các khoản nợ tồn đọng chiếm vị trí then chốt.

Về tình hình chính trị, nhà nước đã thành cơng trong việc giữu vững ổn định chính trị, cùng với đó là các chính sách nhằm cải tổ và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo động lực mới cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây căng thẳng chính trị giữa VIệt Nam và Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền biển đảo rất phức tạp. Điều đó rất có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam.

Về mơi trường tồn cầu, trong điều kiện hội nhập và tồn cầu hóa, khóng có một quốc gia, doanh nghiệp nào lại khơng có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nền kinh tế thế giới. Với lộ trình cam kết gia nhập WTO, và các sự kiện như ký kết hiệp định TPP, lộ trình tham gia vào Cơng đồng kinh tế chung ASEAN, sự cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung lĩnh vực xây dựng nói riêng sẽ ngày càng quyết liệt.

Ngày nay các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Trong những năm qua dư luận của công đồng cũng như sự lên tiếng của các tổ chức quốc tế về bảo vệ mơi trường địi hỏi luật pháp các nước phải khắt khe hơn, nhằm cải tạp và duy trì điều kiện của mơi trường tự nhiên. Do vậy, chiến lược kinh doanh của các cơng ty cũng phải đáp ứng các chính sách về mơi trường, ưu tiên cho sự phát triển bền vững, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác quản trị nợ phải thu tại công ty cổ phần sông đà 10 (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)