Áp dụng công cụ hối phiếu và công cụ bảo lãnh của ngân hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác quản trị nợ phải thu tại công ty cổ phần sông đà 10 (Trang 125 - 129)

- Thoái vốn tại các đơn vị không thuộc

4 Dự kiến cơ cấu

3.2.4.2. Áp dụng công cụ hối phiếu và công cụ bảo lãnh của ngân hàng

a) Công cụ hối phiếu

Sử dụng hối phiếu là biện pháp thường được dùng khá phổ biến ở các nước. Các doanh nghiệp sau khi hồn tất nghiệm thu cơng trình sẽ lập hối phiếu để nhận nợ, có kỳ hạn trả, thơng thường là ba tháng. Ở Việt Nam Luật các công cụ chuyển nhượng đã ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2006 là cơ sở pháp lý đầy đủ nhất cho việc hình thành, phát triển và sử dụng các công cụ chuyển nhượng trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước.

Khi có nhu cầu về tiền hoặc thanh toán các khoản nợ, doanh nghiệp sử dụng thương phiếu có thể:

Cầm cố hối phiếu: người thụ hưởng có quyền cầm cố hối phiếu.

Chuyển nhượng hối phiếu: chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu hối phiếu cho người nhận chuyển nhượng để đổi lấy một số tiền hoặc thanh toán một nghĩa vụ. Theo điều 27 của Luật các cơng cụ chuyển nhượng thì người thụ hưởng có thể chuyển nhượng hối phiếu địi nợ bằng hình thức chuyển nhượng chuyển giao hoặc chuyển nhượng bằng cách ký chuyển nhượng.

Với các ưu điểm đó, hối phiếu rõ ràng là một cơng cụ mà Cơng ty nói riêng và các doanh nghiệp xây dựng nói chung cần nghiên cứu để áp dụng vào công tác quản lý các khoản phải thu.

b) Bảo lãnh của ngân hàng

Bảo lãnh là sự cam kết của người thứ ba thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh trong trường hợp người này không thực hiện hoặc khơng hồn thành nghĩa vụ đó. Hiện nay ngân hàng có thể cung cấp các hình thức bảo lãnh sau: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh bảo hành.

Bảo lãnh thanh toán được sử dụng như là sự đảm bảo càng chắc chắn thương phiếu, trái phiếu,…với sự đảm bảo mua lại và chi trả tiền lãi của ngân hàng thương mại có uy tín, người phát hành các chúng từ có giá sẽ có điều kiện thuận lợi phát hành chúng với lãi suất thấp hơn.

Trong giao dịch quốc tế, bảo lãnh thanh toán ngày càng được sử dụng nhiều, thay thế phương thức thanh tốn tín dụng chúng từ nhằm đơn giản hố giao dịch, giảm phí ngân hàng nhưng tăng thêm linh hoạt cho cả hai phía. Nếu người mua khơng trả tiền hàng theo đúng điều khoản hợp đồng, người bán sẽ đòi tiền theo bảo lãnh. Như vậy, bảo lãnh được dùng làm công cụ để bảo đảm

Với hình thức bảo lãnh thanh tốn, người bán có thể n tâm rằng mình có thể thu được tiền khi đến hạn, trong khi đó người mua có thể khơng cần phải bỏ tiền hay thế chấp bất kỳ tài sản nào so với hình thức tín dụng chứng từ bỏi vì ngân hàng có thể bảo lãnh cho người mua bằng tín chấp.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công cụ bảo lãnh ngày càng đang thâm nhập vào hoạt động hàng ngày. Vì vậy để có thể quản lý tốt hơn các khoản phải thu, tăng độ tin cậy trong việc thu hồi nợ thì trong các quan hệ mua bán hàng hố cơng ty và khách hàng nên có thói quen áp dụng hình thức bảo lãnh thanh toán và điều này thật cần thiết đối với những khách hàng có mức độ tín nhiệm thấp.

3.2.4.3.Ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán trong mua bán nợ phải thu.

Bao thanh tốn trong ngành xây dựng là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp xây dựng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh đã được nhà thầu và chủ đầu tư thoả thuận trong hợp đồng. Đơn vị bao thanh tốn khơng được quyền thực hiện bao thanh tốn đối với các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng (theo điều 19 qui chế bao thanh toán số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004). Hàng hố của cơng ty mua bán nợ tồn đọng của doanh nghiệp là các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán nhung chưa thu được (theo qui đinh 3.1 của thông tư số 38/2006-TT- BTC ngày 10/5/2006). Lý tưởng nhất là trước khi bất kỳ hợp đồng nào được ký kết nhà thầu nên đến gặp đơn vị bao thanh toán và phải đảm bảo rằng các đơn vị này sẽ sẩn sàng mua khoản nợ phải thu. Đơn vị bao thanh toán sẽ tiến hành kiểm tra, xếp hạng tín dụng của người mua hàng.

Bao thanh tốn có các lợi ích như có thể đưa tiền mặt ngay cho nhà thầu; đơn vị bao thanh tốn có thể đánh giá các rủi ro tín dụng và đảm bảo

cho cho nhà thầu khơng rơi vào khả năng bị nợ khó địi; đơn vị bao thanh tốn nếu muốn có thể tiếp quản việc quản lý các hố đơn tài chính, hợp đồng của nhà thầu.

Để quyết định có sử dụng bao thanh tốn hay khơng cơng ty phải so sánh giữa việc thu hồi nguyên một khoản phải thu trong tương lai có kèm theo rủi ro và tốn kém chi phí với việc thu ngay ở hiện tại một số tiền bằng khoản phải thu trừ đi một khoản bao thanh toán. Để quyết định chắc chắn có sử dụng dịch vụ “bao thanh tốn” hay tự mình thu hồi các khoản nợ cần thực hiện tuần tự các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin, bao gồm:

Lãi suất chiết khấu mà công ty chuyên mua bán nợ yêu cầu, giả sử là rCK %/tháng.

Phí bao thanh tốn của cơng ty mua bán nợ, giả sử là rTT %/giá trị hợp đồng bao thanh tốn.

Chi phí cơ hội vốn của doanh nghiệp, giả sử là rCH %.

Bước 2: Sử dụng các thơng tin trên để tính tốn trong 2 trường hợp a. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bao thanh tốn thì số tiền doanh nghiệp nhận được (VTH1) là:

VTH1 = VPT – VPT.rCK.n – VPT.rTT = VPT(1-n.rCK-rTT)

b. Trường hợp doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ “bao thanh tốn”, thì sau n tháng doanh nghiệp thu được (VPT) đồng. Nếu qui số tiền này về hiện tại thì thực chất doanh nghiệp chỉ thu được số tiền (VTH2) là:

Bước 3: Tiến hành so sánh VTH1 và VTH2 để đưa ra quyết định: Nếu VTH1 > VTH2 doanh nghiệp quyết định sử dụng

Nếu VTH1 < VTH2 doanh nghiệp sẽ chờ đến hạn thanh tốn Nếu VTH1 = VTH2 tùy theo tình hình thực tế để quyết định

Để đưa ra quyết định có sử dụng dịch vụ bao thanh tốn hay khơng, có thể xem xét tình huống sau: Giả sử Cơng ty có khoản phải thu 10 tỷ đồng ba tháng nữa sẽ đến hạn thanh toán và khoản phải thu này là khoản phải thu có đảm bảo và chắc chắn sẽ thu được tiền khi đến hạn. Công ty đang xem xét quyết định:

- Chờ 3 tháng sau sẽ thu về 10 tỷ đồng.

- Bán khoản phải thu cho ngân hàng để thu tiền ngay bây giờ thơng qua dịch vụ bao thanh tốn.

Các thông tin liên quan thu thập được như sau: Lãi suất chiết khấu khi ngân hàng cung cấp dịch vụ bao thanh tốn bằng 0.8%/ tháng; Phí bao thanh tốn của ngân hàng 0.5% trên giá trị hợp đồng bao thanh tốn; Chi phí cơ hội của vốn của cơng ty, giả sử 2%/tháng. Ta có bảng tính tốn như sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác quản trị nợ phải thu tại công ty cổ phần sông đà 10 (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)