c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình khấu hao TSCĐ.
1.2.4.2 Nhân tố khách quan.
Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mơ của Nhà nước: Chính sách của
Nhà nước như chính sách về thuế, chính sách đầu tư…. sẽ trực tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh của DN làm thay đổi hiệu quả sử dụng VKD.
Đặc thù kinh doanh của ngành: mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau
có cơ cầu nguốn vốn, vòng quay vốn khác nhau. So sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sự dụng vốn của DN với chỉ tiêu trung bình ngành là rất cần thiết nhằm đánh giá đúng ưu nhược điểm của DN trong quản lý và sử dụng vốn.
Thị trường và sự canh tranh: việc xác định hợp lý thị trường đầu vào
cũng như đầu ra sẽ giúp cho DN giảm thiểu được chi phí sản xuất, tăng doanh thu lợi nhuận, giúp nâng cao hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Nếu DN có sức cạnh tranh lớn trên thị trường cũng giúp tăng hiệu quả SXKD…
Mức độ lạm phát trong nền kinh tế: lạm phát làm cho đồng tiền bị mất
giá, sức mua của đồng tiền giảm, tác động mạnh đến giá của các yếu tố đầu vào, khiến cho DN phải thay đổi giá các yếu tố đầu ra sao cho phù hợp.
Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường tăng làm cho chi phí sử dụng vốn
của doanh nghiệp tăng lên qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng vốn.
Rủi ro trong kinh doanh:hỏa hoạn, bão lụt, thiên tai,những biến động của
thị trường… làm cho tài sản của DN bị hư tổn, dẫn đến giảm nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật: khoa học kỹ thuật vừa là cơ hội vừa là
thách thức đối với DN. Khoa học tiến bộ càng nhanh, hao mòn càng lớn đòi hỏi DN phải sử dụng hợp lý hiệu quả nhanh chóng đổi mới cơng nghệ.
CHƯƠNG 2