I. Tiền và các khoản tương đương
6 Vốn kinh doanh bình quân VNĐ
3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị sử dụngvốn kinh doanh ở Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch.
➢Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của công ty cho năm kế hoạch.
Trong thời gian vừa qua, công ty không thực hiện xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết. Do vậy mà gây ảnh hưởng không tốt đến công tác quản trị vốn của công ty. Trong thời gian tới, để nâng cao công tác
quản trị vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty nên thực hiện dự báo nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết.
Để xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên một cách hợp lý, công ty cần quan tâm đến một số yếu tố ảnh hưởng sau:
- Quy mơ, đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh: Là cơng ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất gạch tuynl với chu kỳ sản xuất kinh doanh thường kéo dài, hoạt động sản xuất chịu ảnh hưởng bởi thời tiết.
- Tình hình giá cả vật tư, nguyên vật liệu trên thị trường: sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu( đặc biệt là than cám) ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh.
- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ: đây là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới để đổi mới trang thiết bị hiện đại giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Cách xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết dựa trên phương pháp gián tiếp: theo phương pháp tỉ lệ phần trăm trên doanh thu.
Nội dung phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa vốn lưu động với doanh thu thuần của năm báo cáo để làm căn cứ xác định nhu cầu vốn lưu động cảu năm kế hoạch dựa trên doanh thu dự kiến của năm kế hoạch.
Phương pháp này được thực hiện qua 4 bước sau:
✓Bước 1: Tính số dư bình qn các khoản mục trong BCĐKT kì thực hiện.
✓Bước 2: Lựa chọn các khoản mục TSNH và nguồn vốn chiếm dụng trong BCĐKT chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỉ lệ phần trăm các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kì.
✓Bước 3: Sử dụng tỉ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu để ước tính nhu cầu VLĐ tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch.
- Nhu cầu VLĐ tăng thêm = Doanh thu tăng thêm x tỉ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với doanh thu.
- Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kì kế hoạch – Doanh thu kì báo cáo. - Tỉ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu = Tỉ lệ % khoản mục tài sản lưu động so với doanh thu - Tỉ lệ % nguồn vốn chiếm dụng so với doanh thu.
✓Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ tăng thêm của công ty và thực hiện điều chỉnh kế hoạch tài chính nhằm đạt được mục tiêu của cơng ty.
Cụ thể, cơng ty có thể xác định nhu cầu cho VLĐ năm 2016 như sau:
Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Số dư bình quân
năm 2015
A. Tài sản ngắn hạn 16,211,429,844 16,374,156,593 16,292,793,219
B.Vốn chiếm dụng 1,319,982,399 3,408,050,112 2,364,016,256
1. Phải trả người bán ngắn hạn 1,218,109,450 2,910,153,193 2,064,131,322