7. Cấu trúc của luận văn
2.2.4.1. Trách nhiệm dân sự
Đây chủ yếu là các biện pháp tức thời, nhằm ngăn chặn ngay lập tức các hành vi vi phạm pháp luật môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp. Hạn chế sự gia tăng các tác nhân gây ô nhiễm môi trường từ hành vi vi phạm; bồi thường các thiệt hai do hành vi vi phạm gây ra, vì vậy có quan điểm cho rằng, trách nhiệm dân sự thực chất là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm này được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP với 13 biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có 08 điều khoản liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp, gồm: (1) Buộc khơi phục lại tình trạng mơi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ơ nhiễm do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật; (2) Buộc tháo dỡ hoặc di dời cây trồng, cơng trình, phần cơng trình xây dựng trái quy
86
định về bảo vệ mơi trường; buộc tháo dỡ cơng trình, trại chăn nuôi, khu nuôi trồng thủy sản, nhà ở, lán trại xây dựng trái phép trong khu bảo tồn; (3) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định; (4) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, phát sáng, phát nhiệt, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; buộc phải lập hồ sơ báo cáo kết quả hồn thành cơng trình bảo vệ mơi trường trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hồn thành cơng trình bảo vệ môi trường; buộc lập, thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường; buộc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về mơi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định; (5) Buộc xây lắp cơng trình bảo vệ mơi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với cơng trình bảo vệ mơi trường theo quy định; (6) Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm; thực hiện đúng quy định về khoảng cách an tồn về bảo vệ mơi trường đối với khu dân cư; (7) Truy thu số phí bảo vệ mơi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu mơi trường (đối với tất cả các thông số môi trường của các mẫu môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật) trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành; buộc bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm gây ra theo quy định của pháp luật; (8) Buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường”.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một loại trách nhiệm dân sự ngồi hợp đồng; theo đó, chủ thể (tổ chức, cá nhân hoặc chủ thể khác) thực hiện hành vi vi phạm pháp luật môi trường làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường, gây thiệt hại về tính mạng, sức
87
khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác thì phải khắc phục ơ nhiễm, phục hồi hiện trạng môi trường và bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra .
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường gồm hai loại: (1) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường và (2) Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Việc xác định thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường cần đảm bảo ba yếu tố là: (1) Xác định phạm vi, diện tích, khu vực mơi trường bị tác động; (2) Xác định số lượng thành phần môi trường bị tác động, các loại hình hệ sinh thái, lồi bị thiệt hại; (3) Xác định mức độ thiệt hại. Luật cũng quy định, việc xác định thiệt hại do tổ chức, cá nhân thực hiện độc lập hoặc phối hợp thực hiện, khơng bắt buộc phải có sự tham gia của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định trong trượng hợp bất khả kháng thì bên gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác do ô nhiễm môi trường gây ra, Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định có ba hình thức thực hiện là: Hịa giải, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Luật cũng xác định ba chủ thể có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại là: Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức và cá nhân. Chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường được chi trả trực tiếp hoặc thông qua Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
2.2.4.2. Trách nhiệm hành chính Được thực hiện với hai nhóm đối tượng:
88
Trách nhiệm hành chính trong xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường được xác định được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP (được thay thế bởi Nghị định 55/2021/NĐ-CP) với hai hình thức là cảnh cáo và phạt tiền. Trong đó thay vì quy định mức xử phạt thấp nhất và mức xử phạt cao nhất, Nghị định quy định mức tối đa trên nguyên tắc xử phạt tập thể cao hơn cá nhân, cụ thể: “Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức”.
Đối với vi phạm quy định về bảo vệ môi trường đất, Nghị định đưa ra sáu mức phạt, trong đó quy định năm mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng tương ứng với các hành vi vi phạm cụ thể. So với các quy định trước đây, Nghị định đã tăng mức phạt xử phạt vi phạm hành chính phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Với mức phạt cao hơn sẽ khiến các chủ thể liên quan phải cân nhắc các hành động thích hợp, tính tốn các chi phí phát sinh nếu gây ra các hành vi bất lợi với mơi trường, từ đó giảm thiểu vi phạm. Nhất là đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cho lợi nhuận thấp, chủ yếu kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ thì mức phạt này là khá cao, đủ mang tính răn đe cho những hành vi vi phạm.
Vi phạm trong thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ cũng được quy định với hai hình thức là phạt cảnh cáo đối với người có hành vi thải bỏ không đúng quy định; phạt tiền đối với cơ sở sản xuất, xử lý sản phẩm thải bỏ vi phạm với mức phạt từ 500.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Ngoài ra cũng phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng.
Hành vi vi phạm quy định bảo vệ môi trường trong khu nuôi trồng thủy sản được quy định với năm mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; buộc tháo dỡ cơng trình ni trồng thủy sản, buộc phục hồi mơi trường do hành vi vi phạm là biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi này gây ra.
89
Như vậy, đối với vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp, chủ thể vi phạm bị điều chỉnh bởi ba điều khoản về vi phạm trong sử dụng đất, vi phạm trong khu nuôi trồng thủy sản và vi phạm trong thu gom, xử lý chất thải từ hoạt động sản xuất nơng nghiệp.
Nhóm vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức, nhân sự phụ trách công tác bảo vệ mơi trường:
Là các hình thức xử phạt dành cho đối tượng là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý môi trường. Bao gồm trách nhiệm kỷ luật được áp dụng cho các đối tượng trên khi có một hoặc một số hành động “…lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm…”, những hành động này phải là hành động “để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường”.
Pháp luật bảo vệ mơi trường khơng nêu rõ hình thức xử lý kỷ luật cụ thể dành cho các vi phạm của cán bộ, công chức trong lĩnh vực mơi trường. Mà các hình thức này được thực hiện theo Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức hiện hành. Cụ thể tại Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức quy định hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức với sáu hình thức kỷ luật, trong đó, hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng cho công chức không giữ chức vụ lãnh đạo.
Đối với viên chức thực hiện theo Điều 9 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Nghị định cũng chia thành hai nhóm chịu trách nhiệm là nhóm “Viên chức khơng giữ chức vụ quản lý” với 03 hình thức kỷ luật; nhóm “Viên
90
chức quản lý” với 04 hình thức kỷ luật, bổ sung 01 hình thức kỷ luật là cách chức.
Ngồi ra, các hành vi vi phạm của cán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý mơi trường cịn được viện dẫn tại Nghị định 34/2011/NĐ- CP về hành vi công chức sẽ bị xử lý kỷ luật, mà với từng hành vi vi phạm tương ứng với hình thức xử lý nhất định.
Có thể thấy rằng, đối với xử phạt vi phạm pháp luật bảo vệ mơi trường, hình thức xử phạt đối với cán bộ, công chức, viên chức mặc dù không được quy định cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường nhưng lại được viện dẫn cụ thể tại các văn bản pháp luật khác liên quan với khung hình phạt cả về vật chất và lợi ích tinh thần. Đối với các tổ chức, cá nhân nói chung, tổ chức, cá nhân sử dụng đất nơng nghiệp nói riêng, các hình thức xử phạt vi phạm sử dụng cơng cụ vật chất với mức phạt ngày càng tăng nặng, làm điểm nhấn hạn chế vi phạm.