7. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Giai đoạn trƣớc năm
Sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, đất nước bị tàn phá nặng nề. Những hậu quả và tệ nạn xã hội do chiến tranh để lại, dòng người tị nạn, chiến tranh ở biên giới Tây Nam, chiến tranh ở biên giới phía Bắc, bao vây, cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây, thêm vào đó thiên tai liên tiếp xảy ra… đã đặt Việt Nam trước những thử thách khắc nghiệt. Hơn nữa, những khó khăn càng trầm trọng do xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan, nóng vội và duy ý chí muốn xây dựng lại đất nước nhanh chóng mà khơng tính đến những điều kiện cụ thể. Điều này đã dẫn đến đầu những năm 80, nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và bị cơ lập về ngoại giao. Nhân tình hình đó, các thế lực chống đối đã lợi dụng những khó khăn của Việt Nam để câu kết với nhau, chống phá ta.
Trước bối cảnh xã hội như vậy đã không cho phép Đảng và Nhà nước ta chú ý nhiều đến vấn đề môi trường. Hơn nữa, bối cảnh xã hội lúc đó vấn đề ơ nhiễm, suy thối môi trường chưa biểu hiện rõ nét, những diễn biến xấu của thiên nhiên do sự hủy hoại môi trường chưa thể hiện ở mức cao. Sự ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp chưa đến mức báo động do phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nơng nghiệp cũng được sử dụng ở mức hạn chế. Hình thức sản xuất trang trại, gia trại chưa phát triển… Điều này một phần
61
dẫn đến tâm lý chủ quan chung, thiếu quan tâm đến việc bảo vệ môi trườngtrong sử dụng đất nông nghiệp.
Hệ thống pháp luật Viêt Nam trước năm 1986 cũng chưa hoàn chỉnh. Cơ chế bao cấp đã hạn chế sự phát triển của pháp luật nói chung và pháp luật bảo vệ mơi trườngnói riêng. Mặc dù đã có một số văn bản pháp luật điều chỉnh song các quy định đó mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh của bảo vệ mơi trường, chủ yếu phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước.
Mặc dù chưa được xây dựng thành một luật riêng, cũng chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh cụ thể, nhưng vấn đề bảo vệ môi trường đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, được ghi nhận là một điều khoản hiến định tại Điều 36 Luật Hiến pháp năm 1980: “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và cơng dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cải tạo môi trường sống”. Đây là điểm khởi đầu quan trọng đặt nền móng cho xây dựng đạo luật bảo vệ mơi trường sau này.
Trước đó cũng đã có một số văn bản điều chỉnh quan hệ pháp luật bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp, như: Sắc lệnh số 142/SL do chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 21/12/1949 quy định việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rừng; Nghị quyết 36/CP ngày 11/03/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ môi trường tài nguyên dưới lịng đất; Nghị quyết số 183/CP ngày 25/09/1966 về cơng tác trồng cây gây rừng; Chỉ thị số 127/CP ngày 24/05/1971 của Hội đồng Chính phủ về cơng tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên; Pháp lệnh về bảo vệ môi trường rừng ban hành ngày 11/09/1972.
Như vậy, Pháp luật bảo vệ môi trường nói chung, pháp luật bảo vệ mơi trường trong sử dụng đất nơng nghiệp nói riêng trong giai đoạn này chủ yếu ban hành bằng hình thức văn bản dưới luật, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà
62
nước; các quy định về môi trường được quy định trong các văn bản pháp luật đơn hành, văn bản dưới luật chủ yếu điều chỉnh các quan hệ phái sinh từ hoạt động quản lý nhà nước về môi trường, nội dung các quy định chưa trực tiếp vào việc bảo vệ các yếu tố môi trường.