7. Cấu trúc của luận văn
2.2.4.3. Trách nhiệm hình sự
Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định một chương riêng về tội phạm môi trường với 12 điều, trong đó có 06 điều liên quan đến vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp là: Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235); tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 236); tội vi phạm quy định về phịng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237); tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 241); tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242); tội hủy hoạt rừng (Điều 243).
Bộ luật quy định chế tài cho 02 nhóm chủ thể chịu trách nhiệm, gồm:
Nhóm 1 là cá nhân, được phân loại thành hai chủ thể là chủ thể trực
tiếp gây ra hành vi vi phạm và chủ thể được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
91
Đối với cá nhân là chủ thể trực tiếp có hành vi vi phạm phải chịu hai hình thức phạt là phạt tiền với mức thấp nhất là 50 triệu đến 3 tỷ đồng; phạt tù từ 3 tháng đến 15 năm tùy thuộc vào mức độ gây thiệt hại cho môi trường.
Đối với cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ mơi trường có hành vi vi phạm thì bên cạnh hình thức phạt tiền cịn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Nhóm 2 là pháp nhân thương mại, mức phạt tiền cao hơn đối với cá
nhân đến 10 tỷ đồng. Ngồi hình thức phạt tiền cịn bị áp dụng biện pháp cấm hoạt động vĩnh viễn hoặc cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 6 tháng đến 3 năm.
Là mức chế tài nặng nhất được đặt ra đối với các chủ thể vi phạm quy định mà Bộ luật Hình sự quy định. Lần đầu tiên, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Đây là cơ sở pháp lý để xử lý hình sự đối với những chủ thể này khi có những hoạt động mang dấu hiệu tội phạm trong việc gây ơ nhiễm mơi trường, trong đó có mơi trường đất nơng nghiệp.