Lý luận về bảo vệ môi trƣờng trong sử dụng đất nông nghiệp 1 Khái niệm môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 35 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1. Lý luận về bảo vệ môi trƣờng trong sử dụng đất nông nghiệp 1 Khái niệm môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng

1.1.1. Khái niệm môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng

Môi trường là một khái niệm rộng nên có nhiều định nghĩa khác nhau

về mơi trường. Có quan điểm cho rằng mơi trường là tồn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy[4]; nhưng cũng có quan điểm lại cho rằng môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: khơng khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội lồi người và các thể chế[5]; là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, khơng khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội; hay chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người…

Dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng tựu chung đều cho rằng môi trường được cấu thành từ các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động qua lại lẫn nhau, qua đó tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới con người.

Luật Bảo vệ môi trường 1993 định nghĩa về môi trường được nhắc đến ngay tại Điều 1 của Luật với nội dung “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. Luật xác định Môi trường gồm hai yếu tố tự nhiên và yếu tốt vật chất nhân tạo, hai yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, bao

36

quanh con người và ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

Đến Luật Bảo vệ môi trường 2005 cơ bản kế thừa Luật Bảo vệ môi trường 1993 nhưng không chỉ ra mối quan hệ giữa hai yếu tố và hai yếu tố này tác động tới con người và sinh vật thay vì tác động tới con người và thiên nhiên theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 1993.

Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã thống nhất quy định “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật".

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nhấn mạnh mối quan hệ giữa hai yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, chỉ ra rằng hai yếu tố này bao quanh con người, ảnh hưởng, tác động đến mọi mặt đời sống, phát triển, tồn tại không chỉ của con người, sinh vật mà mở rộng thêm đối tượng là tự nhiên. Như vậy, tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, hai yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo tiếp tục được khẳng định là yếu tố chính của mơi trường, có quan hệ mật thiết với nhau, và đối tượng tác động đến được mở rộng thành ba đối tượng gồm: con người, sinh vật và tự nhiên.

Bảo vệ môi trường hiểu theo nghĩa đơn giản là hành động chống lại

mọi tác động trực tiếp hay gián tiếp, cố ý hay vơ tình làm suy giảm, huỷ hoại, xâm phạm… để giữ gìn, bảo tồn một đối tượng nào đó được nguyên vẹn; là sự giữ gìn và cải thiện mơi trường sống của con người và các hệ sinh thái[6].

Hành động ở đây là hành động của con người. Mà theo A.N.Leontiev thì hành động “Là một tổ hợp các quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm đạt mục đích thỏa mãn một nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầu của chủ thể”. Như vậy, nói đến hoạt động bao giờ cũng có sự gắn kết giữa chủ thể, đối tượng và mục đích hoạt động.

37

Vậy bảo vệ môi trường là các hoạt động của con người nhằm giữ gìn, cải thiện mơi trường, giữ cho môi trường trong lành, đảm bảo cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Điều 1 Luật Bảo vệ môi trường 1993 quy định bảo vệ môi trường là “những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên”. Theo đó, hành động bảo vệ môi trường gồm:

Thứ nhất: Hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái;

Thứ hai: Hoạt động ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường;

Thứ ba: Hoạt động khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Luật Bảo vệ môi trường 2005 tiếp tục kế thừa Luật Bảo vệ môi trường 1993 nhưng lại chia thành bốn nhóm hoạt động bảo vệ mơi trường:

Thứ nhất: Hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp;

Thứ hai: Hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố mơi trường;

Thứ ba: Hoạt động khắc phục ơ nhiễm, suy thối, phục hồi và cải thiện môi trường;

Thứ tư: Hoạt động khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

Chúng ta có thể thấy, ở Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật đã chú ý đến vấn đề ứng phó với các sự cố mơi trường có thể xảy ra; đề cao việc bảo

38

vệ đa dạng sinh học; coi trọng việc khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường.

Đến năm 2014, Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường vẫn quy định bốn nhóm hoạt động, nhưng có sự tổng quát hơn, chỉ rõ mục đích hoạt động bảo vệ môi trường là “nhằm giữ môi trường trong lành”.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 kế thừa các bản Luật trước và khẳng định hoạt động bảo vệ mơi trường gồm bốn nhóm hoạt động, đặt hoạt động phòng ngừa, hạn chế lên trước tiên, chú trọng tới hoạt động ứng phó và khắc phục sự cố mơi trường và lấy việc sử dụng hợp lý tài nguyên làm nguyên tắc bảo tồn, bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)