7. Cấu trúc của luận văn
1.1.3. Nguyên tắc bảo vệ môi trƣờng trong sử dụng đất nông nghiệp
Nguyên tắc có thể được hiểu là là hệ thống các quan điểm, tử tưởng xuyên suốt tồn bộ hoặc một giai đoạn nhất định địi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo[8]. Với định nghĩa này ta có thể hiểu nguyên tắc là những gì cơ đọng nhất, mang tính định hướng cho tất cả những hành động phía sau phải tuân theo, thực hiện theo.
Ngoài ra, nguyên tắc có thể là tư tưởng chủ đạo và định hướng cơ bản được thể hiện xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo.Tùy thuộc vào phạm vi và mục đích cụ thể của từng vấn đề cần đề cập tới mà có những nguyên tắc nhất định. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nguyên tắc bảo vệ môi trường là hệ thống những quan điểm thể hiện chính sách cơ bản của nhà nước về bảo vệ môi trường[9].
Những quan điểm này được hoàn thiện dần dần phù hợp với sự phát triển của xã hội và thế giới, điều đó được thể hiện thơng qua từng các lần sửa đổi, bổ sung luật. Cụ thể, trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được ghi nhận với 05 nguyên tắc cơ bản; nhưng qua tổng kết quá trình triển khai thực hiện, đến năm 2014, Luật Bảo vệ môi trường trên cơ sở kế thừa thành tựu của
47
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với xu thế toàn cầu về phát triển bền vững, nguyên tắc bảo vệ môi trường được quy định với 08 nguyên tắc. Trong đó đã bổ sung nguyên tắc bảo vệ mơi trường phải gắn kết hài hịa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành; nguyên tắc về nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ mơi trường môi trường; nguyên tắc sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải.
Nguyên tắc bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em… thực chất chính là nguyên tắc phát triển bền vững đã được Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc đưa ra năm 1987 là: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”[10]. Và không phải đến năm 2014 cụm từ “Phát triển bền vững” mới được nhắc đến mà từ năm 2005, Khoản 4 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã định nghĩa “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.
Như vậy, nội dung phát triển bền vững đã được luật hóa, được Luật Bảo vệ mơi trường 2014 kế thừa gần như nguyên vẹn ý nghĩa. Điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường 2014 là quy định về “bảo đảm quyền trẻ em”. Thay vì sử dụng cụm từ “Thế hệ tương lai”, Luật đã đề cập trực tiếp tới quyền của trẻ em trong bảo vệ môi trường. Với quy định này, Luật đã cơng nhận và bảo vệ quyền chính đáng của trẻ em đối với môi trường sống không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai. Những thế hệ hiện tại khi sử dụng, tác động đến môi
48
trường phải đảm bảo quyền của trẻ em được sống trong môi trường trong lành, được hưởng dụng các ưu đãi từ môi trường trong tương lai.
Nguyên tắc về nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ mơi trường thực chất là một nguyên tắc mang tính phịng ngừa rủi ro. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, việc khắc phục các sự cố mơi trường ln khó khăn, phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều so với phòng ngừa, ngăn chặn. Nên Luật Bảo vệ môi trường 2014 xây dựng trên cơ sở lấy ngăn chặn, phịng ngừa làm chính, là ưu tiên hàng đầu trong bảo vệ mơi trường. Theo đó, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần mơi trường, được hưởng lợi từ mơi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho cơng tác bảo vệ mơi trường. Với nguồn tài chính từ đóng góp của các chủ thể sử dụng thành phần mơi trường, Nhà nước “có sẵn” một phần kinh phí để thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, phòng ngừa, ngăn chặn và hỗ trợ khắc phục kịp thời các sự cố môi trường xảy ra.
Nguyên tắc sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải cũng nằm trong nội dung phát triển bền vững như đã phân tích ở trên. Thể hiện quan điểm sử dụng đi đôi với bảo tồn và phát triển tài nguyên môi trường; hạn chế tối đa những tác động xấu, tiêu cực tới môi trường.