7. Cấu trúc của luận văn
1.1.2.2. Phân loại đất nông nghiệp
Cùng với sự phát triển của xã hội, các quan hệ pháp luật đất đai ngày càng đa dạng nên việc phân loại đất góp phần quan trọng trong quản lý cũng như xác định quyền, trách nhiệm của các chủ thể tham gia pháp luật đất đai, trong đó có đất nơng nghiệp.
Với quan điểm căn cứ mục đích chính sử dụng đất, Luật Đất đai 1987 phân loại đất thành 05 nhóm đất, trong đó đất nơng nghiệp và đất lâm nghiệp được quy định tách biệt thành 02 nhóm đất.
Luật Đất đai 1993 kế thừa quan điểm phân loại đất dựa vào mục đích sử dụng chủ yếu của Luật Đất đai 1987, bổ sung thêm 01 nhóm đất là đất thành thị, nhưng về cơ bản vẫn phân chia đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.
Đến Luật Đất đai 2003, đất đai được chia thành 03 nhóm là đất nơng nghiệp, đất phi nơng nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng, trong đó đất nông nghiệp gồm 08 loại đất khác nhau tương ứng với 08 mục đích sử dụng đất. Ở bản Luật này đã khơng cịn phân biệt đất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp nữa mà 02 loại đất này đều nằm trong nhóm đất nơng nghiệp và được phân định bởi mục đích sử dụng của chủ thể sử dụng đất.
Với thành tựu của Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013 kế thừa quan điểm phân loại đất thành 03 nhóm chính, trong đó đất nơng nghiệp vẫn được chia thành 08 loại đất nhưng có sự bổ sung loại đất nơng nghiệp khác với việc liệt kê 05 nhóm đất với mục đích sử dụng khác nhau. Cụ thể:
Đất trồng cây hàng năm: Được hiểu là loại đất dùng để trồng những
loại cây có thời vụ trồng, chăm sóc và thu hoạch ngắn, trong một năm sản xuất như cây lúa, cây ngô, cây khoai … và các loại hoa màu khác có khung
41
thời vụ chỉ từ 3 – 6 tháng… nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm và sinh hoạt thiết yếu cho người dân.
Đất trồng cây lâu năm: Ngược lại với đất trồng cây hàng năm là các
loại đất trồng cây có khung thời vụ dài hơn một năm, thường là phải từ ba năm trở lên mới cho thu hoạch, là loại cây trồng địi hỏi thời gian chăm sóc, sinh trưởng đến khi cho thu hoạch dài hơn, lâu hơn như các loại cây ăn quả, cây thân gỗ…
Ở đây ta nhận thấy rằng, tuy trên cơ sở căn cứ mục đích sử dụng để phân loại, nhưng trong từng nhóm, Luật Đất đai 2013 lại căn cứ vào tính chất, đặc điểm, thời gian mà các đối tượng tác động lên đất, ở đây là thời gian sinh trưởng, phát triển và thu hoạch của cây trồng để phân loại thành đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Đây được coi là một điểm linh hoạt của Luật để từ đó xác định nghĩa vụ, trách nhiệm và công tác quản lý được hiệu quả, phù hợp hơn với từng loại đất nhất định, đồng thời tạo điều kiện theo hướng có lợi hơn cho người sử dụng đất trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trên đất nơng nghiệp.
Đất rừng sản xuất: Đất rừng được đề cập đến trong Luật Đất đai 2013
là diện tích đất rừng tự nhiên thuộc sở hữu tồn dân được nhà nước giao cho tổ chức nhằm mục đích quản lý bảo vệ mơi trường và phát triển rừng.
Giao ở đây là giao trong hạn mức. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được giao đất rừng sản xuất được sử dụng diện tích đất nhất định và không phải trả tiền. Nhưng nếu vượt hạn mức thì chuyển thành thuê đất và phải trả tiền cho diện tích vượt đó.
Đối với loại đất này, luật tiếp tục phân chia thành hai nhóm: Nhóm 1: Đất sản xuất lâm nghiệp
Trong nhóm này, đất rừng sản xuất được giao cho ba nhóm đối tượng (Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) để trực tiếp sản xuất lâm nghiệp.
42
Nhóm 2: Đất sản xuất kết hợp bảo vệ mơi trường rừng
Đất thuộc nhóm này có vị trí xa khu dân cư, khơng thể trực tiếp giao cho các hộ gia đình sản xuất. Nhà nước thực hiện giao cho các tổ chức để quản lý, bảo vệ môi trường rừng.
Ngồi mục đích quản lý, bảo vệ mơi trường rừng, các tổ chức được cho phép kinh doanh các cảnh quan, khu du lịch sinh thái. Đây cũng là điểm đổi mới trong nhận thức và hành động nhằm tạo thêm nguồn thu chính đáng từ việc khai thác tiềm năng du lịch các cảnh quan thiên nhiên, tăng nguồn thu cho địa phương, tổ chức được giao đất rừng đồng thời nâng cao nhận thức về giá trị, vai trị của rừng, ý nghĩa bảo vệ mơi trường rừng cho khách tham quan và nhân dân trong vùng.
Đất rừng phòng hộ
Đây là loại đất nơng nghiệp đặc biệt có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội khác. Được pháp luật quy định chặt chẽ nhằm bảo vệ môi trường nguồn nước, bảo vệ môi trường đất, là một phần để giúp chống xói mịn, hạn chế thiên tai, có tác dụng làm cân bằng mơi trường sinh thái và điều hịa khí hậu.
Căn cứ mục đích sử dụng, đất rừng phòng hộ được phân chia thành: Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phịng hộ bảo vệ mơi trườngsinh thái.
Đối với từng loại, Khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước thực hiện giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Giống với đất rừng sản xuất, ngồi mục đích quản lý, bảo vệ môi trường rừng, luật cho phép tổ chức được giao đất rừng phòng hộ kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
43
trường và phát triển rừng như kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng…
Khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai 2013 cũng nhấn mạnh là việc giao khoán đất rừng chỉ thực hiện đối với các chủ thể đang sinh sống trong khu vực rừng phịng hộ và có nhu cầu, khả năng quản lý bảo vệ môi trường và phát triển rừng.
Việc quy định cụ thể về nơi sinh sống thường xuyên của chủ thể được giao đất là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc bảo vệ mơi trường rừng, vì qua đánh giá thực tế sử dụng và bảo vệ môi trường rừng, những tổ chức, cá nhân sinh sống trực tiếp trong khu vực rừng sẽ thường xuyên chăm sóc, “thăm” rừng, kịp thời có những biện pháp bảo vệ môi trường rừng hơn những chủ thể ở xa rừng.
Luật cũng cởi mở hơn về vấn đề quản lý rừng phòng hộ, Khoản 3 Điều 136 Luật Đất đai 2013 quy định rừng phịng hộ khơng nhất định chỉ giao cho những chủ thể đang sinh sống trong khu vực đó hay đã sống ở đó thì đương nhiên được giao đất rừng phòng hộ, mà việc giao đất này chỉ được thực hiện khi chủ thể có nhu cầu và khả năng bảo vệ môi trường và phát triển rừng. Như vậy, khơng phải cứ ở trong khu vực rừng phịng hộ là đương nhiên được giao đất mà còn đi kèm trách nhiệm, nghĩa vụ với bảo vệ môi trường và phát triển rừng, khả năng có thể bảo vệ và phát triển rừng của chủ thể. Quy định này thể hiện tính tự nguyện cao của chủ thể nhưng đồng thời cũng mang tính ràng buộc trách nhiệm khi thực hiện nhận giao đất rừng phòng hộ. Đây cũng là một điểm mới của Luật trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển rừng hiệu quả.
44
Đất rừng đặc dụng
Khác với các loại đất nông nghiệp khác, về đất rừng đặc dụng được quy định chặt chẽ hơn, chỉ được giao trực tiếp cho tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường.
Việc giao đất này phải thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (Khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai 2013).
Giống với các loại đất rừng khác, đất rừng đặc dụng cũng được sử dụng vào mục đích khác. Tuy nhiên, mặc dù quy định cụ thể là nhà nước chỉ giao cho tổ chức, nhưng Khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai 2013 quy định lại mở rộng quyền cho tổ chức được giao đất có quyền giao đất ngắn hạn cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực đất rừng đặc dụng được giao khi chưa có điều kiện di chuyển ra ngồi khu vực đất rừng đặc dụng.
Quy định này thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện của nhà nước đối với những hộ dân có đủ điều kiện tối thiểu để tiếp tục sinh sống trên diện tích thuộc khu vực đất rừng đặc dụng. Nhưng đồng thời luật cũng chỉ rõ việc giao đất này chỉ được thực hiện trong một thời gian nhất định, chủ thể chính quản lý đất rừng đặc dụng vẫn là tổ chức được nhà nước giao. Tuy nhiên, việc giao khoán lại đất này chỉ là tạm thời, trong thời gian hộ gia đình, cá nhân chưa thể di dời ra khỏi khu vực đó, nên việc giao khoán lại đất này cần thiết phải được quy định cụ thể, chi tiết hơn về điều kiện giao đất, quyền và trách nhiệm của chủ thể nhận giao để phòng chống, hạn chế sự lạm dụng quyền giao cho nhiều đối tượng, giao lâu hơn thời hạn quy định, giao lại nhiều lần với cùng một đối tượng… không đúng với tinh thần của luật.
Đối với diện tích đất rừng thuộc phân khu phục hồi sinh thái thì luật lại “cởi mở” hơn cho đối tượng hộ gia đình, cá nhân được nhận giao khốn đất
45
rừng. Tuy nhiên, những hộ này phải là những hộ đã sinh sống ổn định lâu dài trong khu vực đó.
Diện tích đất vùng đệm của rừng đặc dụng cũng được mở rộng hơn về đối tượng và mục đích sử dụng. Khoản 4 Điều 137 Luật Đất đai 2013 quy định, các chủ thể là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ngồi mục đích bảo vệ mơi trường và phát triển rừng cịn có thể sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm hoặc kết hợp với an ninh, quốc phịng và mục đích khác. Điều khoản này thể hiện sự linh động của luật trong gắn kết hài hòa giữa tận dụng, khai thác tiềm năng của rừng với bảo vệ môi trường và phát triển rừng.
Đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối
Đối với đất nuôi trồng thủy sản thường là những phần đất có mặt nước nội địa bao gồm ao, hồ, đầm, sông, ngịi; đất có mặt nước ven biển .v.v. được sử dụng nhằm mục đích ni trồng và phát triển ngành thủy sản.
Đất làm muối là vùng đất ven biển được sử dụng vào mục đích làm muối.
Nhóm đất này đều do nhà nước giao theo hạn mức và được khuyến khích mở rộng diện tích, thực hiện các dự án đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp. Điều 138, 139 Luật Đất đai 2013 cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân người Việt nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được thuê đất thực hiện các dự án đầu tư sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản. Quy định này cũng phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập của Việt Nam hiện nay, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.
Đất nông nghiệp khác: Đây là một quy định mở của luật linh động
hơn trong sử dụng, quản lý đất nông nghiệp trước xu thế ngày càng cơng nghiệp hóa ngành nơng nghiệp đồng thời cũng nhằm quản lý chặt chẽ hơn các
46
loại đất khác nhau, hình thức sử dụng đất khác nhau. Ở đây, Luật liệt kê 04 nhóm hình thức sử dụng đất vào mục đích nơng nghiệp là:
Nhóm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt khơng trực tiếp trên đất;
Nhóm đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;
Nhóm đất trồng trọt, chăn ni, ni trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
Nhóm đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.