Quy định về quản lý chất thải trong sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 78 - 83)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Quy định về quản lý chất thải trong sử dụng đất nông nghiệp

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng[24], ơ nhiễm trong sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu đến từ phân bón, từ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, cây trồng hấp thụ trung bình khoảng 40 - 50% lượng phân bón, trong đó cây trồng hấp thụ phân đạm khoảng 30-45%, phân lân 40-45%, phân kali 40-50%; 50-60% lượng phân bón cịn lại vẫn tồn lưu trong đất. Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế hóa chất khơng đúng nơi quy định gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, ơ nhiễm khơng khí và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái. Vấn đề vỏ bao bì phát sinh cũng đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi. Bên cạnh đó, việc thâm canh mùa vụ đã làm gia tăng phế phụ phẩm sau thu hoạch (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô...). Một phần phế phụ phẩm được sử dụng làm chất đốt, chất độn trong chăn nuôi, trồng nấm, làm đồ thủ công mỹ nghệ; phần khác được sử dụng cho chăn nuôi

79

gia súc... nhưng mới chỉ tận dụng được một số lượng nhỏ phế phẩm nơng nghiệp, số lớn cịn lại đang bị bỏ quên, do vậy, lượng chất thải nông nghiệp rơm, rạ thải ra hàng năm ước tính lên tới 76 triệu tấn. Đây chính là những ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng[25]. Vì vậy, việc quản lý chất thải hay những tồn dư từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết nhằm hạn chế ô nhiễm đất.

Chất thải được Luật Bảo vệ môi trường 2020 định nghĩa là “vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Chất thải trong sử dụng đất nông nghiệp là chất thải nông nghiệp phát sinh ra từ các hoạt động của con người tác động lên đất trong q trình sản xuất nơng nghiệp, tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng ngoại ơ. Chất thải thường là nguồn chính gây ra ơ nhiễm môi trường, nhưng đối với chất thải từ q trình sản xuất nơng nghiệp, sử dụng đất nơng nghiệp có thể là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất sản phẩm khác, ví dụ như: Chất thải từ hoạt động chăn nuôi lợn được tận dụng chuyển hóa thành chất đốt…nên ở một khía cạnh nào đó, chất thải nơng nghiệp cũng là một nguồn tài nguyên. Việc quản lý, khai thác hợp lý tài nguyên rác thải nông nghiệp là vấn đề mới cần đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường môi trường. Quan điểm này được Luật Bảo vệ môi trường 2014 tiếp thu và được thể hiện trong Điều 86 của Luật: “Chủ sơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng”.

Công tác quản lý chất thải ban đầu chưa được đề cập cụ thể, chi tiết mà chỉ được quy định chung chung, riêng lẻ trong từng văn bản dưới luật như: Sắc lệnh số 142/SL do chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 21/12/1949 quy định

80

việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rừng; Nghị quyết 36/CP ngày 11/03/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ mơi trường tài ngun dưới lịng đất; Chỉ thị số 07/TTg ngày 16/01/1964 về thu tiền bán khoán lâm sản và thu tiền nuôi rừng; Nghị quyết số 183/CP ngày 25/09/1966 về công tác trồng cây gây rừng; Chỉ thị số 127/CP ngày 24/05/1971 của Hội đồng Chính phủ về cơng tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên; Pháp lệnh về bảo vệ môi trường rừng ban hành ngày 11/09/1972; Điều 36 Hiến pháp năm 1980 quy định “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và cơng dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cải tạo môi trường sống”. Đến năm 1999, lần đầu tiên vấn đề quản lý chất thải được đề cập và quy định trong văn bản riêng do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 115/1999/QĐ-TTg ban hành là Quy chế quản lý chất thải nguy hại.

Trước sức ép của sự phát triển kinh tế đi liền với tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng. Để bảo vệ môi trường, hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường thông qua hoạt động của con người lên đất nông nghiệp, Nhà nước đưa ra bộ quy chuẩn về quản lý chất thải. Cụ thể, trong QCVN 07:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại đã liệt kê các chất thải nguy hại cho môi trường. QCVN 03:2008/BTNMT quy định về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất đã đưa ra thông số giới hạn hàm lượng của 05 loại chất cơ bản có ảnh hưởng đến 05 loại đất. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định riêng Mục 2 Chương IX về quản lý chất thải nguy hại; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định riêng Chương II về quản lý chất thải nguy hại; Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ (thay thế Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg); Thông

81

tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại… Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tham gia vào một số Công ước quốc tế về quản lý chất thải nguy hại như: Công ước Marpol (Việt Nam ký ngày 29/8/1991); Công ước Basel (Việt Nam phê chuẩn ngày 13/5/1995)…

Chất thải được nhận biết dưới dạng:

Một là, căn cứ tính chất của chất thải, chất thải được chia thành chất thải lỏng, khí, rắn, chất phóng xạ và các dạng hỗn hợp khác.

Hai là, căn cứ nguồn phát sinh chất thải, chất thải chia thành chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải y tế.

Ba là, căn cứ tác động của chất thải tới môi trường, chất thải chia thành chất thải thông thường và chất thải nguy hại.

Trong sử dụng đất nông nghiệp, Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định “Chất thải phải được quản lý trong tồn bộ q trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy”. Các chủ nguồn thải có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải; tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, thẩm quyền xử lý chất thải. Đối với mỗi loại chất thải khác nhau có sự tác động đến mơi trường xung quanh khác nhau nên cần có biện pháp quản lý khác nhau. Đối với quản lý chất thải trong sử dụng đất nông nghiệp, chất thải được phân loại chất thải thành hai loại là chất thải thông thường và chất thải nguy hại:

Chất thải nguy hại: Được quy định cụ thể từ việc thu gom, lưu giữ, vận

chuyển đến việc xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại. Đồng thời, cũng quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến chất thải nguy hại, từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các tổ chức, cá nhân.

82

Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc chuyển giao chất thải để xử lý theo quy định.

Việc phân loại, thu gom, lưu giữ phải được để riêng, không để lẫn với chất thải không nguy hại và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Việc lưu giữ cũng phải đảm bảo yêu cầu chặt chẽ, không làm phát tán, rò rỉ ra mơi trường. Luật cũng quy định chỉ có hai đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại là: Chủ nguồn thải có thiết bị, phương tiện phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình xử lý chất thải; cơ sở được cấp giấy phép có chức năng xử lý chất thải nguy hại.

Đối với chất thải nguy hại trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 đưa ra danh mục 02 nhóm chất thải nguy hại trong nơng nghiệp gồm: Chất thải từ việc sử dụng các hố chất nơng nghiệp (hoá chất bảo vệ thực vật và diệt trừ các loài gây hại) với 8 loại chất thải và Chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm với 2 loại chất thải (Bảng 5).

Điều chỉnh chất thải về bao bì, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu. Cụ thể tại Khoản 1, Điều 5 quy định trong đó chất thải trong sản xuất nơng nghiệp ảnh hưởng tới đất được coi là chất thải nguy hại là: Bao bì chứa hóa chất độc hại hoặc sản phẩm hóa chất độc hại sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Nghị định cũng quy định các chất thải nguy hại từ bao bì chứa hóa chất độc hại hoặc sản phẩm hóa chất độc hại được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp này phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

83

Chất thải thông thường: Đối với chất thải thông thường, chủ thể thực

hiện việc phân loại chất thải là chính các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình và cá nhân, được thực hiện ngay tại nguồn phát sinh chất thải.

Luật khuyến khích các chủ thể phát sinh chất thải thơng thường “tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng …”. Trong trường hợp không thể tái sử dụng, tái chế hay thu hồi năng lượng thì các chủ thể có trách nhiệm thu gom và chuyển giao cho các cơ sở có đủ điều kiện để tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý. Phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được các chủ nguồn thải phân loại, lưu giữ và chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân, cơ sở có khả năng tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Luật Bảo vệ môi trường 2020 dành hẳn một điều về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa với 7 khoản, nhấn mạnh việc không thải bỏ trực tiếp ra môi trường.Trong sử

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)