Khái niệm đất nông nghiệp, phân loại đất nông nghiệp 1 Khái niệm đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp, phân loại đất nông nghiệp 1 Khái niệm đất nông nghiệp

1.1.2.1. Khái niệm đất nông nghiệp

Đối với ngành địa chất thì đất đai là một loại vật chất bị biến đổi dưới tự tác động tổng hợp của nước, khơng khí, sinh vật. Nhưng trong luật học thì đất đai không chỉ là một dạng vật chất mà cịn là một khoảng khơng gian chịu tác động bởi các hoạt động con người dưới nhiều hình thức sử dụng đất khác nhau, đi cùng với từng loại hình thức sử dụng đó là các quyền lợi, nghĩa vụ khác nhau.

Điều đó cho thấy, ở mỗi ngành, lĩnh vực khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau về đất. Sự khác biệt không chỉ quyết định nhận thức khác nhau về cùng một đối tượng mà còn quyết định quyền lợi, trách nhiệm của các chủ thể cũng khác nhau.

Vì vậy, để thống nhất quan điểm cũng như quy định về quyền, trách nhiệm của từng chủ thể đối với đất đai, khái niệm đất đai đã sớm được nghiên cứu. Luật Đất đai 1993 ghi nhận đất đai ngay phần đầu của Luật với nội dung “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các

39

khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng”.

Đến Luật đất đai 2003, Khái niệm đất được quy định cụ thể tại Khoản 11, Điều 4 là: “Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ”. Như vậy, Luật Đất đai 2003 quy định là thửa đất nhất định được xác định trên thực địa hoặc trên hồ sơ. Khái niệm này tiếp tục được ghi nhận tại Khoản 1. Điều 3 Luật Đất đai 2013.

Được nhận định là yếu tố đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, là tư liệu sản xuất chủ đạo và không thể thay thế trong lĩnh vực nông nghiệp[7]. Đất nông nghiệp hay còn gọi là đất canh tác, được hiểu là những vùng đất dành cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi. Là tư liệu sản xuất chủ yếu của người nơng dân, đó vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động đặc biệt không thể thay thế của ngành nơng - lâm nghiệp.

Để quản lý nhóm đất này, Điều 23 Luật Đất đai năm 1987 quy định Đất nông nghiệp là “… đất được xác định chủ yếu dùng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, kể cả nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi”. Cách hiểu này tiếp tục được thể hiện trong Điều 42 Luật Đất đai năm 1993.

Đến Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp được định nghĩa là “đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác”. Theo đó, đất nơng nghiệp được chia thành hai nhóm là đất sản xuất và nhóm đất để nghiên cứu, thí nghiệm. Mục đích sử dụng đất cũng được mở rộng với: Nhóm đất sử dụng

40

với mục đích nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm mối và Nhóm đất sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng.

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)