Nhóm chủ thể là cơ quan quản lý nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 65 - 68)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.1. Nhóm chủ thể là cơ quan quản lý nhà nƣớc

Chủ thể chính có quyền và trách nhiệm trong bảo vệ môi trường đất nông nghiệp (Bảng 6) gồm: Chính phủ, Bộ Tài ngun và Mơi trường và Ủy ban nhân dân các cấp, trong đó Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi địa phương phụ trách. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, chủ thể có quyền và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp trong lĩnh vực cụ thể như:

+ Quyền và trách nhiệm trong đánh giá tác động môi trường: Việc

đánh giá tác động mơi trường có ý nghĩa quan trọng nhằm ngăn chặn, hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường của các dự án đầu tư có sử dụng đất nơng nghiệp, vì vậy, các quy định về quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong đánh giá tác động môi trường được Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định cụ thể:

Việc xác định các dự án đầu tư nông nghiệp thuộc diện phải đánh giá sơ bộ tác động mơi trường do Chính phủ có trách nhiệm quy định.

Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định cho ba nhóm cơ quan gồm:

Nhóm 1, Bộ Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư nơng nghiệp có tác

66

động xấu đến mơi trường ở mức độ cao, các dự án nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên và các dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao quyền cấp giấy phép.

Nhóm 2, Bộ Quốc phịng và Bộ Cơng an có trách nhiệm thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường đối với các dự án thuộc bí mật nhà nước về quốc phịng an ninh.

Nhóm 3, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư nông nghiệp trên địa bàn.

+ Quyền, trách nhiệm trong cấp giấy phép môi trường: Được áp dụng đối với các dự án đầu tư nơng nghiệp có phát sinh chất thải. Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cũng được giao cho 3 nhóm chủ thể có trách nhiệm thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, tuy nhiên, đối với nhóm ba có bổ sung thêm chủ thể là Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Quyền và trách nhiệm trong quản lý chất thải nông nghiệp: Trên cơ sở các quy định của Chính phủ về phịng ngừa, ngăn chặn, phân loại, thu gom, xử lý chất thải nông nghiệp; Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục chất thải nguy hại và yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại. Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý chất thải nông nghiệp trên địa bàn, quy định vê quản lý chất thải và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong quản lý chất thải.

+ Quyền, trách nhiệm trong xây dựng, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Đây là thẩm quyền đặc biệt chỉ dành cho cơ quan quản lý nhà

nước, trong đó Bộ Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm chính trong xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; phối hợp với các Bộ và cơ quan ngang Bộ ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

67

Thẩm định quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo Luật định thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đối với từng vùng, từng địa phương khác nhau, Luật quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh “trong thời hạn tối đa là 02 năm” căn cứ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường đã được ban hành, trong trường hợp cần thiết có quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải của địa phương.

+ Đối với tiêu chuẩn mơi trường, chỉ có 02 chủ thể có quyền trong xây dựng, đề nghị thẩm định tiêu chuẩn môi trường và quyền trong thẩm định và công bố tiêu chuẩn môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Khoa học và Công nghệ.

+ Quyền, trách nhiệm trong yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường: Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định việc yêu cầu bồi thường thiệt

hại về môi trường thuộc về cơ quan có thẩm quyền, tức là cơ quan quản lý nhà nước, được xác định trong Luật là Ủy ban nhân dân các cấp và Bộ Tài nguyên và Mơi trường. Theo đó Ủy ban nhân dân các cấp có quyền thơng báo cho cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường trên địa bàn, tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại. Bộ Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm yêu cầu thiệt hại và chủ trì, phối hợp thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại khi thiệt hại về môi trường xảy ra trên địa bàn của từ 02 tỉnh trở lên.

+ Quyền và trách nhiệm trong quản lý hoạt động sử dụng vật tư nông

nghiệp: Luật Bảo vệ môi trường không quy định về việc sử dụng vật tư nông

nghiệp, mà vấn đề này được đề cập tới tại Luật Trồng trọt và các Nghị định liên quan, theo đó, việc sử dụng phân bón được Chính phủ phân loại và quy định chi tiết loại phân bón được lưu hành; cơ quan được giao quyền công nhận phân bón lưu hành, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán, xuất – nhập khẩu phân bón được là Bộ Nơng Nghiệp và Phát triển Nơng

68

Thơn. Theo đó, Bộ Nơng Nghiệp và Phát triển Nơng Thơn có trách nhiệm xác định loại phân bón đảm bảo chất lượng, hiệu quả cho cây trồng đồng thời giảm thiểu tác hại cho môi trường trong tiêu chuẩn cho phép thơng qua hoạt động khảo nghiệm phân bón; quản lý hoạt động sản xuất, xuất – nhập khẩu phân bón đảm bảo sản xuất đúng quy trình, khơng gây ơ nhiễm mơi trường trong q trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)