Quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 75 - 78)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.2. Quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng

Khoản 2 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định: “Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hố, dịch vụ, q trình, mơi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ môi trường động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ mơi trường lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác”.

Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ mơi trường 2014 thì Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là “Mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ơ nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường môi trường”.

Như vậy, theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường hay Luật Bảo vệ mơi trường thì Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định mức giới hạn mà đối tượng phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường động vật, thực vật, môi trường: bảo vệ môi trường lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng… Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là bắt buộc cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật môi trường. Yêu cầu trong thực thi cũng nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là cấp địa phương.

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường được chia thành hai loại: Quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia

76

Nhóm Quy chuẩn về chất lượng mơi trường xung quanh; Nhóm Quy chuẩn về chất thải;

Nhóm Quy chuẩn kỹ thuật mơi trường khác.

Trong đó nhóm Quy chuẩn về chất lượng mơi trường xung quanh gồm: Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với đất;

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước mặt và nước dưới đất; Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước biển;

Quy chuẩn kỹ thuật mơi trường đối với khơng khí;

Quy chuẩn kỹ thuật mơi trường đối với âm thanh, ánh sáng, bức xạ; Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn, độ rung. Nhóm Quy chuẩn về chất thải gồm:

Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt, phương tiện giao thông và hoạt động khác;

Quy chuẩn kỹ thuật về khí thải của các nguồn di động và cố định; Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải nguy hại.

Ba nhóm quy chuẩn kỹ thuật này được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường; lấy phịng ngừa làm chính kết hợp với khắc phục ơ nhiễm, suy thối và sự cố môi trường. Tuy nhiên, Quy chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh được xây dựng dựa trên giá trị giới hạn tối đa cho phép của các thông số đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và hệ sinh thái, do đó có thể dựa trên kinh nghiệm của các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài để xây dựng quy chuẩn. Trong khi đó, Quy chuẩn về chất thải được xây dựng nhằm đảm bảo các chất thải khi thải ra môi trường không làm thay đổi chất lượng môi trường đến mức vượt quá quy định trong các quy chuẩn về chất lượng mơi trường tương ứng, do đó phải dựa trên các kết quả nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và cả dự

77

báo trong tương lai về chất lượng môi trường tiếp nhận, tức là hiện trạng và tương lai của sức chịu tải của môi trường ở từng khu vực xả thải.

Đối với đất nông nghiệp, quy chuẩn kỹ thuật môi trường được cụ thể hóa trong các quy chuẩn chất lượng: QCVN 03:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất; QCVN 15:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật mơi trường về dư lượng hóa chất bảo vệ mơi trường thực vật trong đất; QCVN 07:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại (Bảng 1).

QCVN 03-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất: Quy chuẩn quy định giá trị giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng gồm: Asen (As), Cadimi (Cd), Đồng (Cu), Chì (Pb), Kẽm (Zn) và Crom (Cr) trong tầng đất mặt theo mục đích sử dụng đất (Bảng 1).

Đất nông nghiệp được điều chỉnh tại QCVN 03-MT:2015/BTNMT bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, vùng đất là nơi sinh sống cho quần thể động vật bản địa và di trú, thảm thực vật bản địa và đất nông nghiệp khác.

QCVN 15:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật môi trường về dư lượng hóa chất bảo vệ môi trường thực vật trong đất quy định giới hạn tối đa cho phép của dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật trong tầng đất mặt (Bảng 2).

Tuy không trực tiếp tác động tới đất, nhưng hóa chất bảo vệ thực vật là sản phẩm nông dân sử dụng thường xuyên bảo vệ hoa màu trên diện tích đất nơng nghiệp, tất yếu ảnh hưởng tới chất lượng đất nông nghiệp. Nên việc xây dựng và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất cũng là một công cụ pháp lý nhằm kiểm sốt và đánh giá mức độ ơ nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật trong tầng đất mặt.

78

QCVN 07:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại quy định ngưỡng chất thải nguy hại đối với các chất thải và hỗn hợp của các chất thải (trừ chất thải phóng xạ, chất thải ở thể khí và hơi) có tên tương ứng trong Danh mục chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

QCVN 07:2009/BTNMT đưa ra tiêu chuẩn về chất thải nguy hại dựa trên việc đánh giá ngưỡng chất thải nguy hại (Bảng 3).

QCVN 07:2009/BTNMT cũng xác định thành phần các chất thải nguy hại gồm:

Chất thải nguy hại vơ cơ: - Nhóm kim loại nặng và hợp chất vơ cơ của chúng (tính theo ngun tố kim loại)

- Các thành phần vô cơ khác

Chất thải nguy hại hữu cơ với 16 nhóm thành phần chất thải nguy hại, trong đó xác định 04 nhóm chất thải hữu cơ từ hóa chất bảo vệ thực vật (Bảng 4).

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)