Những nhân tố các động đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 27 - 35)

1.2. Tổng quan hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản

1.2.1. Những nhân tố các động đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản

Kinh tế Nhật Bản chịu tác động bởi nhiều phía và quyết định đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng từ nhiều phía. Cả doanh nghiệp và Chính phủ Nhật Bản đều đã có những định hướng nhất định về việc chuyển hướng đầu tư ra bên ngồi để đối phó với những bất lợi.

- Đồng Yên lên giá: Kinh tế Nhật Bản phát triển thần kỳ (1955-1971) tạo ra

lượng của cải vật chất dồi dào phục vụ xuất khẩu trực tiếp sang Tây Âu và Mỹ. Kinh tế Mỹ và Tây Âu vì thế gặp nhiều khó khăn, cán cân thương mại thâm hụt trực tiếp với Nhật Bản. Xung đột thương mại xảy ra và các nước này liên kết lại gây áp lực buộc Nhật Bản tăng giá đồng Yên nhằm cứu vãn nền kinh tế đặc biệt là Mỹ. Kết

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

quả Hiệp định Plaza được ký kết năm 1985 giữa 5 nước Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức và Pháp đẩy tỷ giá JPY/USD tăng 51% trong vịng 2 năm sau đó. Từ một đất nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, Nhật Bản mất đi thế mạnh, sản xuất ngưng trệ khiến kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn. Để gia tăng sức cạnh canh, các công ty Nhật Bản đua nhau tìm kiếm những địa điểm đầu tư mới nổi ổn định hơn để xây dựng cơ sở sản xuất, tạo ra làn sóng FDI mạnh mẽ của Nhật Bản.

Việc đồng Yên tăng giá đồng nghĩa với việc người dân Nhật Bản giàu lên một cách tương đối. Lượng tiền mà họ đem ra nước ngoài đầu tư cũng tăng lên tương ứng, vì vậy các nhà đầu tư Nhật Bản có thể mua được nhiều tài sản hơn trên khắp thế giới và khiến cho việc đầu tư ra nước ngoài trở nên dễ dàng hơn.

- Tác động của các doanh nghiệp đến môi trường: Đất nước Nhật Bản đất

chật người đông, tài nguyên nghèo nàn. 73% diện tích Nhật Bản là núi trong đó có nhiều núi lửa và hàng năm xảy ra hàng trăm trận động đất. Dân cư đông đúc (335 người/km2), thiếu thốn đầu vào buộc Nhật Bản phải tiêu tốn hàng trăm tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu nhiên liệu, kim loại, lương thực, thực phẩm… Mặt khác, sự phát triển thần kỳ giai đoạn 1955-1971 khiến môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bệnh hen xuyễn có nguyên nhân từ các nhà máy công nghiệp lọc dầu, bệnh Mizumata do ô nhiễm thủy ngân, bệnh Itai-Itai do ô nhiễm cadmium… Những vấn đề này đặt ra cho Chính phủ Nhật Bản phải có những biện pháp để đưa bớt các nhà máy ơ nhiễm ra nước ngồi.

- Các doanh nghiệp Nhật Bản sở hữu nhiều thế mạnh thuận lợi cho việc đầu tư ra nước ngoài: Điều đầu tiên chính là các cơng ty Nhật Bản nắm trong tay

những kỹ thuật hiện đại nhất của thế giới. Sản phẩm của họ ln đảm bảo tính bền đẹp, thân thiện người dùng. Sự lao động cần cù, ham học hỏi để liên tục tạo ra cái mới của các kỹ sư và chuyên gia Nhật Bản đã tạo nên một nền khoa học và công nghệ mang thương hiệu Nhật nổi tiếng khắp thế giới. Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật Bản sở hữu tiềm lực tài chính hùng mạnh cùng với kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Tất cả các yếu tố này đã giúp các doanh nghiệp FDI đến từ Nhật Bản khơng mấy khó khăn để tạo chỗ đứng vững chắc ở các thị trường mà họ đầu tư vào.

- Chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ Nhật Bản: Để hỗ trợ các doanh

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nước ngoài, thực hiện các chính sách mở cửa đầu tư ra nước ngồi theo lộ trình chắc chắn và có tính tốn. Các doanh nghiệp được khuyến khích đầu tư nước ngồi là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính hùng hậu, quy mơ sản xuất lớn và cần mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra bên ngoài để tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế trong nước. Mục tiêu của Nhật Bản là tận dụng những cơ hội tốt nhất để tăng khả năng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa bao gồm cả xuất khẩu từ trong nước, xuất khẩu tại chỗ ở nước nhận đầu tư và xuất sang nước thứ ba tránh việc chuyển đổi sang FDI quá mức làm rỗng nền kinh tế và gia tăng nguy cơ thất nghiệp.

Nhật Bản thành lập nhiều công cụ hỗ trợ đắc lực các nhà đầu tư đầu tư ra nước ngoài như: Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản – JETRO đảm nhận vai trị xúc tiến tìm kiếm thị trường, thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản – JBIC hỗ trợ tài chính để triển khai các dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho nước nhận đầu tư thơng qua nguồn viện trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản và hỗ trợ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư thông qua quan hệ cấp Chính phủ và các hiệp định song phương, đa phương đã ký kết với các nước trên thế giới.

Trong những năm cuối của thế kỷ trước, các tập đoàn lớn là động lực cho sự phát triển của Nhật Bản, xây dựng mạng lưới sản xuất, kinh doanh và tạo tầm ảnh hưởng trên toàn cầu. Tuy nhiên đến năm 2014, theo bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 99% tổng số doanh nghiệp của Nhật Bản, 38.000 doanh nghiệp hạng trung có số vốn từ 100 triệu đến 1 tỷ yên. Cùng với việc hỗ trợ các tập đồn lớn, Chính phủ Nhật Bản tiến hành tập trung vào các doanh nghiệp tầm trung mở rộng sản xuất, kinh doanh ra nước ngồi. Chính phủ Nhật Bản tuyển chọn những chuyên gia đang làm việc tại các công ty thương mại, sản xuất tinh thông và am hiểu việc triển khai hoạt động tại nước ngồi. Thơng qua Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Chính phủ cử những nhân viên này tới các công ty hạng trung (có doanh số dưới 100 tỷ yên/năm và số nhân viên dưới 1000 người) để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược xuất khẩu, thu thập thơng tin về thị trường nước ngồi, tạo dựng quan hệ giao dịch và xử lý các vấn đề liên quan tới hoạt động ký kết hợp đồng với doanh nghiệp nước ngồi.

Nhờ có sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản mà hầu hết các doanh nghiệp hiện đang đầu tư ở nước ngoài gặp nhiều thuận lợi. Theo Sách Trắng doanh nghiệp vừa

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

và nhỏ của Nhật Bản năm 2014, có đến 48% doanh nghiệp vừa và nhỏ nước này cho nhu cầu mở rộng đầu tư ra nước ngoài và yêu cầu được hỗ trợ về vốn, thông tin về mơi trường đầu tư nước ngồi.

1.2.2. Tình hình đầu tư ra nước ngồi

Trong giai đoạn 2001-2014, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi có nhiều biến động tùy theo tình hình kinh tế thế giới và Nhật Bản. Những năm đầu của thế kỷ XXI, FDI của Nhật Bản ra thế giới giảm hoặc tăng không nhiều (tăng trưởng âm hoặc chỉ 7.63% năm 2004) do kinh tế Nhật Bản dần phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 1997-1998. Các nhà đầu tư Nhật Bản lạc quan hơn về tình hình kinh tế đất nước nên có sự chuyển hướng đầu tư vào trong nước. Những năm sau đó chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của dịng vốn FDI từ Nhật Bản ra nước ngồi (hai năm đạt mức trên 46% và tiêu biểu là 78% nâng vốn FDI lên 130.801 triệu USD vào năm 2008).

Bảng 1.1: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản 2001-2014

Nguồn: Thống kê đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, JETRO, Nhật Bản

Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và kinh tế Nhật Bản cũng chịu tác động không nhỏ. Lần đầu tiên từ năm 2000, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng tồi tệ như vậy. Đồng Yên liên tục tăng giá so với đồng đô la Mỹ. Tăng trưởng cả năm chỉ đạt 0,35% (năm 2001), thấp hơn rất nhiều so với mức 2,2% năm 2007

Năm Giá trị (triệu USD) Tăng giảm (%) 2001 38.495 _ 2002 32.029 -16.77 2003 28.767 -10.21 2004 30.962 7.63 2005 45.461 46.83 2006 50.165 10.35 2007 73.483 46.48 2008 130.801 78 2009 74.650 -42.93 2010 57.223 -23.34 2011 108.808 90.15 2012 122.353 12.45 2013 135.049 10.37 2014 118.181 -12.49

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

(theo kushnirs.org). Theo tài chính Nhật Bản, lần đầu tiên từ năm 1980, cán cân thương mại bị thâm hụt, mức thâm hụt lên tới 725,3 tỷ n. Có đến 11.333 cơng ty phá sản. Kinh tế trong nước khó khăn buộc các nhà đầu tư Nhật Bản chuyển dòng vốn ra bên ngoài.

Sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008, kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu phục hồi sau nhiều gói kích thích được Chính phủ Nhật Bản bơm vào nền kinh tế để cứu doanh nghiệp. Sau một năm đầy khó khăn, các doanh nghiệp cố gắng để trụ lại và dù khơng phá sản thì tài sản cũng giảm đi đáng kể cùng với việc kinh tế Nhật Bản khá hơn đã làm dịng vốn hai năm tiếp đó giảm mạnh (lần lượt là 42,93% và 23,34%). Tuy nhiên, sự hồi phục kinh tế đó khơng bền vững cùng với đó là thảm họa kép động đất, sóng thần năm 2011 đã đẩy kinh tế Nhật Bản vào cuộc khủng hoảng kinh tế một lần nữa. Bên cạnh đó, việc nợ cơng của Nhật Bản tăng cao gấp 2 lần GDP buộc Chính phủ phải tăng thuế tiêu dùng từ 5% lên 8% càng làm kinh tế Nhật Bản và các doanh nghiệp thêm khó khăn. Tất yếu xảy ra một cuộc tháo chạy tập thể của dòng vốn FDI ra nước ngoài với mức tăng tưởng của dòng vốn là 90,15%. Những năm sau đó (2012-2014), dịng vốn FDI của Nhật Bản ra nước ngồi có sự tăng giảm không quá nhiều ở mức giao động khoảng 10%/năm.

Về cơ cấu khu vực, tỷ lệ phân bổ nguồn vốn ở các khu vực khác nhau không giống nhau để phù hợp với từng mục đích cụ thể. Kể từ khi hiệp ước Plaza được ký kết năm 1985, hàng hóa được sản xuất ở Nhật Bản mất đi lợi thế của mình buộc các doanh nghiệp Nhật Bản phải tiến hành đầu tư trực tiếp sang các nước trước đây vốn là thị trường xuất khẩu chủ lực như Bắc Mỹ và Châu Âu. Hai khu vực này luôn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu FDI của Nhật Bản cho bến tận bây giờ. Tuy nhiên, kể từ những năm đầu của thế kỷ XXI khi mà khu vực châu Á có sự vươn mình mạnh mẽ, kinh tế tăng trưởng ổn định, môi trường đầu tư thơng thống và nhiều ưu đãi thì dịng vốn FDI của Nhật Bản được dịch chuyển dần sang khu vực này và gia tăng không ngừng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 1.1: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản theo địa bàn

Nguồn: Báo cáo thương mại và đầu tư toàn cầu JETRO 2014

Cơ cấu FDI ra nước ngoài theo ngành của Nhật Bản có nhiều biến động và thay đổi liên tục. Theo số liệu được thể hiện trong phụ lục 1, trong vịng 14 năm, có 6 năm đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào lĩnh vực chế tạo có giá trị lớn hơn lĩnh vực phi chế tạo. Bốn năm đầu, sự khác biệt về đầu tư giữa hai lĩnh vực là không quá lớn, tối đa chỉ 10%. Những năm 2005-2007, FDI phần lớn vào các ngành công nghiệp chế tạo đặc biệt là các lĩnh vực sản xuất thiết bị vận tải, thiết bị điện tử, dược phẩm và hóa chất. Đây là 3 ngành trọng điểm tận dụng tối đa thế mạnh công nghệ của các doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời có thể sử dụng nhân công giá rẻ từ các nước nhận đầu tư và ln có tỷ trọng chiếm trên 50% tổng giá trị của các ngành công nghiệp chế tạo. Tuy nhiên những năm sau đó có sự chuyển dịch cơ cấu sang các ngành phi chế tạo. Năm 2008, FDI của Nhật Bản đạt mức kỷ lục 85.533 triệu USD chiếm 65,39% và đến năm 2010 cùng với sự suy giảm của dòng vốn FDI, đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực phi chế tạo cũng giảm đáng kể xuống còn 39.420 triệu USD tuy nhiên tỷ trọng vẫn là 68,89% do ngành chế tạo có mức giảm sâu hơn. Trước khi mất vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới vào tay Trung Quốc vào năm 2010, Nhật Bản bên cạnh nổi tiếng về công nghệ tiên tiến cịn sở hữu nguồn tài chính hùng mạnh. Trong khi đó ở nhiều nước ngành tài chính chưa phát triển, đó là cơ sở để các tập đồn Nhật Bản tập trung nguồn vốn FDI vào ngành tài chính ở nước ngồi. Tiêu biểu năm 2008, FDI của Nhật Bản ra nước ngồi vào ngành tài chính và bảo hiểm đạt mức 52.243 triệu USD tức chiếm đến 40% tổng dòng vốn FDI của Nhật Bản cả

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 2001 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 triệu USD năm

Châu Á Bắc Mỹ Trung Mỹ và Nam Mỹ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

năm 2008. Đén năm 2014 chứng kiến sự đảo chiều trong đầu tư của Nhật Bản khi các ngành thuộc lĩnh vực chế tạo lại chiếm giá trị lớn hơn với 58,69% trong tổng giá trị đầu tư.

Nhìn chung dịng vốn FDI của Nhật Bản chứng kiến xu hướng tăng trong giai đoạn 2001-2014. Nhu cầu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn. Không chỉ tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, dòng vốn từ các doanh nghiệp này còn trở thành động lực để đưa các khu vực khác tiến lên. Đây là dòng vốn chất lượng và vơ cùng hữu ích với các nước đang phát triển nói chung và các nước ASEAN nói riêng, trong đó có Việt Nam.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN VÀO ASEAN

Kể từ khi được thành lập ngày 8/8/1967 với ý tưởng hình thành một Hiệp hội quy tụ tất cả các quốc gia Đông Nam Á, ASEAN được xem là mơ hình hợp tác khu vực thành công trên thế giới, là điểm tựa vững chắc cho ổn định địa - chính trị ở châu Á. ASEAN là khu vực năng động với hơn 600 triệu dân, vị trí địa lý thuận lợi với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 5%/năm. Các nước ASEAN có sự hợp tác nhiều mặt cả về chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, kinh tế. Các nước thành viên ASEAN ln phấn đấu vì mục tiêu chung dựa trên nguyên tắc đồng thuận để giải quyết các vấn đề đe dọa dẫn đến xung đột và bất ổn an ninh khu vực.

Quan hệ hợp tác giữa các nước ASEAN dựa trên ba trụ cột chính để hướng đến cộng đồng ASEAN vào 31/12/2015: Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC). Cộng đồng khi hình thành hứa hẹn sẽ tạo ra một sự kết nối sâu rộng hơn nữa, khơng chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế thương mại, mà cả giao lưu văn hóa giữa người dân các nước.

Không những tạo dựng quan hệ hợp tác giữa các nước trong Hiệp hội, ASEAN được xác định là một cộng đồng mở với bên ngồi. ASEAN ln chủ trương xây dựng quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với các đối tác và phát huy

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 27 - 35)