Hệ thống pháp luật và chính sách liên quan đến FDI

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 35)

Các nước ASEAN có những đặc điểm riêng về lịch sử, truyền thống, địa lý, thành phần dân cư, trình độ phát triển kinh tế, chính trị, tơn giáo nên mỗi nước đều xây dựng cho mình một thế thống pháp luật mang nhiều nét riêng. Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Indinesia và Philippines tiếp nhận hệ thống pháp luật theo dòng Civil law (hệ thống pháp luật Pháp - Đức) trong khi đó các nước Malaysia, Singapore, Brunei, Myanmar và ngay cả Philippines chịu ảnh hưởng của dòng Common law (hệ thống pháp luật Anh – Mỹ). Bên cạnh đó, dịng phát luật XHCN cũng có những tác động nhất định đến các nước ASEAN sau chiến tranh thế giới thứ II như Việt Nam, Lào. Tuy nhiên dù phát triển cho mình hệ thống nào thì các nước ASEAN vẫn luôn cố gắng để tạo ra mơi trường thơng thống nhất, có những chính sách và cơ chế để thu hút FDI từ bên ngồi đặc biệt là dịng vốn FDI đầy tiềm năng từ Nhật Bản.

Ở các nước ASEAN, hoạt động xúc tiến đầu tư được hết sức chú trọng. Ở Malaysia, hoạt động xúc tiến đầu tư được làm thường xuyên dưới nhiều hình thức rất đa dạng, phong phú và được thực hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau. Cơ quan chuyên trách quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư là MIDA, hoạt động xúc tiến đầu tư được tiến hành đa dạng nhưng vẫn được quản lý thống nhất nên tránh được tình trạng xúc tiến đầu tư tràn lan, khơng có mục tiêu rõ ràng hay chồng chéo giữa các tổ chức tham gia vận động đầu tư. Theo báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới – WB, thời gian làm thủ tục để hồn thành nộp thuế trung bình của các nước ASEAN-6 là 171 giờ/năm (trong đó Indonesia 259 giờ, Thái Lan 264 giờ, Philippines 193 giờ, Malaysia 133 giờ và Singapore chỉ là 82 giờ), thấp hơn mức trung bình của khu vực châu Á Thái Bình Dương (208 giờ), thời gian xuất khẩu là 14 ngày và thời gian nhập khẩu là 13 ngày. Điều đó cho thấy các nước ASEAN đã

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

có những chính sách và cơ chế hiệu quả để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.

2.1.2. Sự ổn định của mơi trường chính trị - xã hội

Trong tình hình chính trị an ninh thế giới có nhiều biến động, các quốc gia thuộc ASEAN thể hiện tinh thần đoàn kết và chung tay xây dựng một cộng đồng hịa bình, ổn định, tăng cường sức mạnh để đối phó với các thách thức nhằm đóng góp cho thịnh vượng chung của khu vực. Mặc cho tình hình bất ổn ở biển Đơng và những biến động chính trị ở Thái Lan, ASEAN vẫn được coi là một trong những khu vực có nền chính trị - xã hội ổn định hàng đầu thế giới. Về chỉ số nhận diện tham nhũng (CPI) năm 2014, một số nước ASEAN xếp hạng cao như: Singapore hạng 7 với 84/100 điểm, Malaysia xếp thứ 50, Thái Lan và Phillipines cùng đứng ở vị trí 85 trên tổng số 174 quốc gia được đánh giá. Không chỉ tạo mỗi quan hệ khăng khít giữa các thành viên, ASEAN còn tạo dựng quan hệ với nhiều đối tác trong khuôn khổ đối thoại và hợp tác khu vực như các Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), ASEAN + 3 (APT), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) và hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM Plus) đảm bảo an ninh không chỉ cho khu vực mà trên toàn thế giới.

Nếu như trước đây Trung Quốc là quốc gia thu hút FDI hàng đầu từ Nhật Bản thì giai đoạn gần đây dịng vốn này đã chuyển dần sang khu vực ASEAN. Bên cạnh những yếu tố kinh tế, căng thẳng chính trị giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới này mà tiêu biểu là liên tiếp những hoạt động phản đối Nhật Bản diễn ra ở Trung Quốc đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của các nhà đầu tư Nhật Bản. Do vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản đã rời bỏ Trung quốc để tìm đến khu vực ổn định hơn và có tiềm năng hơn là các nước ASEAN. Ngoài ra, ASEAN và Nhật Bản ln là đối tác và có quan hệ đối thoại tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực khơng chỉ về chính trị mà cịn an ninh, văn hóa, xã hội, kinh tế và hợp tác phát triển.

2.1.3. Kinh tế vĩ mơ ổn định và tăng trưởng GDP duy trì ở mức cao

ASEAN nằm ở khu vực rất năng động của thế giới với vị trí địa lý thuận lợi, trung chuyển về đường biển giữa châu Á và châu Âu, đồng thời cũng dễ dàng giao lưu thương mại với châu Mỹ. Theo vụ ASEAN – Bộ Ngoại Giao Việt Nam, năm

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2013 GDP khu vực ASEAN đạt 1.850 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng trung bình trên 5%/năm cung với dung lượng thị trường rộng lớn với hơn 600 triệu dân. Tổng kim ngạch thương mại của ASEAN đã đạt trên 1 nghìn tỷ USD với 4 đối tác chính chiếm trên 70% trao đổi thương mại là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và nội bộ các nước ASEAN. Trong đó, Nhật Bản là bạn hàng lớn thứ ba của ASEAN với tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều hầng năm đạt 16% và đồng thời cũng là nhà đầu tư lớn thứ hai ở ASEAN. Thâm hụt thương mại dịch vụ của ASEAN đã dần được cải thiện đáng kể, giảm từ 22 tỷ USD năm 2005 xuống còn 9 tỷ USD năm 2011 [theo Ban thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á, 2012, báo cáo Hệ thống Theo dõi Tiến bộ Cộng đồng ASEAN (ACPMS)].

Bên cạnh đó, mức sống của người dân không ngừng nâng cao và sức mua cũng được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người của nhiều nước vốn là nước nghèo như Việt Nam, Campuchia, Lào đã vượt qua mức thu nhập thấp (Việt Nam 1.910,5 USD/người/năm, Lào 1.660,7 USD/người/năm) tiêu biểu những nước có thu nhập cao như Singapore 23.574 USD/người/năm (2003) tăng lên 55.182,5 USD/người/năm (2013), Malaysia 4.427,5 USD/người/năm (2003) sau 10 năm đạt mức 10.538,1 USD/người/năm (theo Ngân hàng Thế giới - WB). Mặc dù có sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các nước trong khu vực tuy nhiên khoảng cách này đang dần được thu hẹp. Tiến tới khi cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập hứa hẹn sẽ là cơ sở để các nước tạo nên khu vực ổn định, thịnh vượng, giảm bớt đói nghèo và phát triển đồng đều.

2.1.4. Hệ thống cở sở hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển

Bước vào thế kỷ XXI với tư thế là những nước đang phát triển, các nước ASEAN dường như chỉ chú trọng vào thu hút đầu tư và phát triển kinh tế mà quên đi việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, Ngân hàng Châu Á - ADB đã có những cảnh báo về cơ sở hạ tầng các nước ASEAN như Philippines, Indonesia, Việt Nam hay Myanmar đang tụt hậu và không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế. So với năm khủng hoảng tài chính 1997, các nước ASEAN thu hút được 38 tỷ USD đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng thì con số này năm 2010 chỉ đạt mức 25 tỷ USD. Hiện nay các nước ASEAN chỉ dành khoảng 4% GDP cho phát triển cơ sở hạ tầng so với mức trung bình giai đoạn 2001-2009 là 6%. Trung bình các nước

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

ASEAN chỉ có 10 km đường giao thông và 0,25 km đường sắt/1.000 người, thấp hơn nhiều so với 200 km đường giao thông và 5 km đường sắt/1.000 người ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tại sân bay quốc tế Ninoy Aquino ở Manila, thủ đơ của Philippines, cơng trình hạ tầng khơng những lạc hậu cũ kỹ mà cịn khơng có quy hoạch, giữa 3 nhà ga khơng có hệ thống xe đưa đón hoặc hệ thống băng di chuyển kết nối. Việc đi lại trong nhà ga do hành khách tự “đáp xe”. Các nước Đông Nam Á khác như Campuchia và Indonesia cũng tồn tại bất cập như mật độ mạng lưới giao thông công cộng quá thấp. Tại Indonesia, xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu đường, cảng, cơng trình điện lực đều không theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cũng theo ADB, ước tính trung bình mỗi năm các nước ASEAN phải chi khoảng 60 tỷ USD/năm cho cho cơ sở hạ tầng tới tận năm 2020 thì mới theo kịp được trình độ hạ tầng cơ sở của các nước OECD. Tuy nhiên con số này là điều khơng quốc gia nào có thể đáp ứng. Để duy trì mức tăng trưởng kinh tế 5%/năm trong dài hạn và nâng cao năng lực thu hút FDI từ bên ngoài đặc biệt là Nhật Bản, các quốc gia ASEAN cần có biện pháp cải thiện vấn đề này.

2.1.5. Trình độ lao động của lực lượng lao động

Các nước ASEAN ngoại trừ Singapore đều là những nước đang phát triển với lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm đáng kể đặc biệt là các nước Việt Nam, Lào và Campuchia có đến trên 70% người trong độ tuổi lao động thuộc ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác cịn hạn chế cùng với việc thu hút nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nên năng suất lao động rất thấp. Trong lĩnh vực công nghiệp, phần lớn lao động vẫn là lao động sản xuất chế tạo trong những ngành cần sử dụng nhiều lao động. Ngoài ra năng suất lao động giữa các nước cũng khơng đồng đều. Singapore có năng suất lao động cao nhất với mức lương trung bình 3.547 USD/người/tháng năm 2014, Malaysia 609 USD/người/tháng trong khi đó trình độ lao động thấp hơn ở một số nước như Việt Nam hay Campuchia nhưng bù lại chi phí nhân cơng rẻ tương ứng 181 USD/người/tháng và 121 USD/người/tháng. Đây là lý do mà các nước ASEAN thường thu hút FDI từ bên ngoài đặc biệt của Nhật Bản vào các ngành công nghiệp chế tạo cần nhiều lao động. Điều này được lý giải bởi trình độ giáo dục ở các nước có sự khác nhau đáng kể. Singapore là quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất khi

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

có đến 3 trường nằm trong top 50 trường đại học tốt nhất thế giới, trong đó trường Đại học Quốc gia Singapore đứng đầu châu Á.

2.1.6. Năng lực cung ứng cao của các doanh nghiệp phụ trợ

Với lợi thế về nhân cơng và mục đích tận dụng tối đa lợi thế đó, một số nước ASEAN đã phát triển rất tốt ngành CNPT ví dụ như các nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Thái Lan đã có những biện pháp từ khá sớm và được đánh giá rất thành công trong phát triển nhiều ngành CNPT phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp FDI nói chung và các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản nói riêng như Toyota, Honda, Hitachi, Panasonic để góp phần biến Thái Lan trở thành cứ điểm sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu. Cụ thể, Thái Lan năm 2011 có 16 cơng ty nước ngồi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xe hơi thì nước này có tới 1.700 cơng ty nội địa cung cấp phụ tùng cho các doanh nghiệp đó khiến cho tỷ lệ nội đia hóa ngành xe hơi của Thái Lan đạt 70-80%. Bên cạnh đó, một số nước chưa thực sự coi trọng ngành CNPT làm khả năng thu hút FDI bị hạn chế đáng kể như Việt Nam hay Myanmar.

2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN ASEAN

Những nhân tố tác động FDI từ phía các nước ASEAN đang dần được cải thiện làm hấp dẫn các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Dòng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN đã có những chuyển biến tích cực cả về quy mô và cơ cấu ngành đầu tư. Những chuyển biến này góp phần khơng nhỏ vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và kiến thiết đất nước của khu vực Đông Nam Á.

2.2.1. Quy mô đầu tư

Bước sang thế kỷ XXI, các nước phát triển cung cấp nguồn vốn FDI lớn đang dần chuyền hướng đầu tư sang các nước đang phát triển và Nhật Bản cũng theo xu thế đó chọn ASEAN là cứ điểm quan trọng để tiến hành đầu tư sản xuất. Nhìn chung, dịng vốn FDI của Nhật Bản vào các nước ASEAN có sự gia tăng từ đầu thế kỷ XXI cho đến nay.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN giai đoạn 2001-2014

năm (triệu USD) Giá trị Tăng giảm (%) Tỷ trọng trên tổng FDI của Nhật Bản(%) 2001 3.783 _ 11,71 2002 2.336 -38,26 6,34 2003 2.327 -0,35 6,45 2004 2.761 18,64 7,77 2005 5.002 81,15 11 2006 6.923 38,42 13,8 2007 7.790 12,51 10,6 2008 6.309 -19,01 4,82 2009 7.002 10,99 9,38 2010 8.930 27,53 15,61 2011 19.645 120 18,05 2012 10.675 -45,66 8,72 2013 23.619 121,26 17,49 2014 20.345 -13,86 17,21 Nguồn: http://www.jetro.go.jp/en/reports/statistics/

Dòng vốn FDI những năm 2001-2004 của Nhật Bản vào các nước ASEAN suy giảm (giảm sâu năm 2002 với mức giảm -38,26% và tiếp tục chững lại năm 2003 với mức -0,35%) cùng với xu hướng giảm hoặc không tăng trưởng nhiều của tổng thể dịng vốn FDI của Nhật Bản ra nước ngồi. Những năm sau đó có sự tăng trưởng rõ nét với 18,64% năm 2004 và đặc biệt là 81,15% năm 2005 để nâng tổng số vốn của Nhật Bản vào các nước này năm 2005 lên con số 5 tỷ USD. Tuy nhiên có một điều khác lạ chính là vào năm 2008, khi mà dịng vốn FDI của Nhật Bản ra toàn cầu tăng mạnh mẽ lên mức cao nhất trong lịch sử thì dịng vốn này vào các nước ASEAN lại giảm sau nhiều năm tăng trưởng. Điều này được lý giải là do khủng hoảng kinh tế năm 2008, hàng hóa thuộc các ngành cơng nghiệp chế tạo sản xuất ra có lượng tiêu thụ kém và các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng sang lĩnh vực phi chế tạo – lĩnh vực mà các nước ASEAN khơng có nhiều lợi thế.

Những năm tiếp theo chứng kiến những biến động trái chiều của dòng vốn này. Trong khi năm 2011, FDI của Nhật Bản vào khu vực ASEAN có mức tăng đột biến 120% nâng số vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản vào ASEAN lên 19.645

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

triệu USD và năm 2013 đạt 20.345 triệu USD với mức tăng trưởng 121,26% thì xem kẽ với đó là 2 năm 2012 và năm 2014 với mức giảm là -45,66% và -13,86%.

Trong những năm gần đây, trong khi Trung Quốc mất dần đi những lợi thế của mình cùng với đó là căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản, ASEAN nổi lên là khu vực tiềm năng, bên cạnh đó quan hệ hợp tác ASEAN – Nhật Bản ln được duy trì tốt đẹp. Xu hướng đầu tư trực tiếp mạnh mẽ của các doanh nghiệp Nhật Bản ra nước ngoài kết hợp với việc các nhà đầu tư Nhật Bản tháo chạy khỏi Trung Quốc để tìm thị trường mới tạo nên cơ hội khơng thể tốt hơn cho các quốc gia ASEAN thu hút nguồn vốn này. Các doanh nghiệp FDI Nhật Bản đang rút dần cơ sở sản xuất ở Trung Quốc sang các nước như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan hay Philippines. Nếu như các năm trước đó, tổng dịng vốn FDI vào các nước ASEAN của Nhật Bản chỉ tương đương với Trung Quốc thì từ năm 2011 cho thấy sự khác biệt rõ rệt. Khi mà FDI của Nhật Bản vào Trung quốc chỉ tăng nhẹ đạt 12.649 triệu USD thì ở ASEAN có mức tăng trưởng vượt bậc lên 19.645 triệu USD, tức hơn Trung Quốc tới 7 tỷ USD. Năm 2013, dòng vốn này vào ASEAN cao hơn năm 2011

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 35)