Hệ thống cở sở hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 37 - 38)

Bước vào thế kỷ XXI với tư thế là những nước đang phát triển, các nước ASEAN dường như chỉ chú trọng vào thu hút đầu tư và phát triển kinh tế mà quên đi việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, Ngân hàng Châu Á - ADB đã có những cảnh báo về cơ sở hạ tầng các nước ASEAN như Philippines, Indonesia, Việt Nam hay Myanmar đang tụt hậu và không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế. So với năm khủng hoảng tài chính 1997, các nước ASEAN thu hút được 38 tỷ USD đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng thì con số này năm 2010 chỉ đạt mức 25 tỷ USD. Hiện nay các nước ASEAN chỉ dành khoảng 4% GDP cho phát triển cơ sở hạ tầng so với mức trung bình giai đoạn 2001-2009 là 6%. Trung bình các nước

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

ASEAN chỉ có 10 km đường giao thông và 0,25 km đường sắt/1.000 người, thấp hơn nhiều so với 200 km đường giao thông và 5 km đường sắt/1.000 người ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tại sân bay quốc tế Ninoy Aquino ở Manila, thủ đơ của Philippines, cơng trình hạ tầng khơng những lạc hậu cũ kỹ mà cịn khơng có quy hoạch, giữa 3 nhà ga khơng có hệ thống xe đưa đón hoặc hệ thống băng di chuyển kết nối. Việc đi lại trong nhà ga do hành khách tự “đáp xe”. Các nước Đông Nam Á khác như Campuchia và Indonesia cũng tồn tại bất cập như mật độ mạng lưới giao thông công cộng quá thấp. Tại Indonesia, xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu đường, cảng, cơng trình điện lực đều khơng theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cũng theo ADB, ước tính trung bình mỗi năm các nước ASEAN phải chi khoảng 60 tỷ USD/năm cho cho cơ sở hạ tầng tới tận năm 2020 thì mới theo kịp được trình độ hạ tầng cơ sở của các nước OECD. Tuy nhiên con số này là điều khơng quốc gia nào có thể đáp ứng. Để duy trì mức tăng trưởng kinh tế 5%/năm trong dài hạn và nâng cao năng lực thu hút FDI từ bên ngoài đặc biệt là Nhật Bản, các quốc gia ASEAN cần có biện pháp cải thiện vấn đề này.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)