Nhóm giải pháp hồn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về FDI

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 88 - 89)

3.3. Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam dựa trên

3.3.1.3.Nhóm giải pháp hồn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về FDI

Trong bối cảnh các nhà đầu tư trực tiếp của Nhật Bản đang rời bỏ thị trường Trung Quốc, nhu cầu tìm kiếm những điểm đến đầu tư khác là rất lớn. Muốn đón đầu được dịng vốn này, Việt Nam cần có những giải pháp đột phá thực sự trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút FDI, mà thực chất là tối ưu hóa lợi ích của dịng vốn này chính là xây dựng được một hệ thống pháp luật và chính sách đồng bộ, rõ ràng.

- Hiện nay có tới gần 150 vướng mắc về pháp luật đầu tư có liên quan đến khu vực kinh tế FDI (theo tổng hợp của cục Đầu tư nước ngoài) cần phải sửa đổi. Những vướng mắc mắc này liên quan đến rất nhiều luật, nghị định, thơng tư. Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất cần thiết phải có sự kết hợp giữa các bộ ngành liên quan để tiến hành sửa luật cùng một lúc, bởi nếu cứ sửa từng luật như đã làm thì khó tránh khỏi chồng chéo, bó chân nhau và thậm chí là mâu thuẫn lẫn nhau.

- Về chính sách khuyến khích đầu tư, cho đến nay Việt Nam chỉ ưu đãi cho các dự án đầu tư mới trong khi lại không chú trọng đến những dự án mở rộng đầu tư. Bởi để tạo động lực cho nền kinh tế phát triển bền vững, sự đóng góp của các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và lâu dài ở Việt Nam sẽ lớn hơn rất nhiều những doanh nghiệp chỉ mới “chân ướt chân ráo” đến đầu tư. Những công ty cam kết gắn bó lâu dài mới chính là những đối tượng cần được khuyến khích đầu tư. Cho nên, Chính phủ cần xây dựng một cơ chế ưu đãi hơn nữa cho các dự án sản xuất và kinh doanh hiệu quả.

- Các cơ chế, chính sách và pháp luật muốn thực sự tạo được sự đột phá thì các luật pháp và chính sách đó phải phù hợp và gắn liên với thực tiễn. Một điều đáng nói là nhiều quyết định hiện nay được ban hành ra mà không thể thực thi bởi trước khi đưa ra khơng có sự nghiên cứu kỹ lưỡng thực tế. Việc nâng cao sự phù hợp của luật và tạo tính thực thi cao của các cấp là yêu cầu bắt buộc.

- Về chính sách thuế, Việt Nam là nước được đánh giá là có gánh nặng thuế lớn đối với doanh nghiệp. Các nước trong khu vực và trên thế giới đang có xu

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hướng giảm thuế TNDN và dần xóa bỏ những loại thuế khơng hợp lý. Hiện tại, Việt Nam có hai mức thuế TNDN chính là 20% và 22%. Tiến tới mức thuế này sẽ giảm xuống còn 18% và 20% năm 2016. Hướng đến năm 2020, để tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam, đồng thời tăng cường sức hút với các nhà đầu tư nước ngồi, cần tiếp tục xây dựng lộ trình giảm thuế TNDN xuống mức 16%-17% trong 5 năm tới.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 88 - 89)