Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 56 - 57)

2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân

- Mất cân đối cơ cấu ngành

Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hiện đại, nhiều nước ASEAN đã dành nhiều ưu đãi cho công nghiệp và dịch vụ mà quên đi hoặc xem nhẹ lĩnh vực nông nghiệp - lĩnh vực mà các quốc gia thuộc vùng Đơng Nam Á có nhiều thuận lợi. Các nước ASEAN hầu hết vốn là các nước nông nghiệp, người dân sống phụ thuộc nhiều vào trồng trọt. Hàng năm, sản lượng nông nghiệp và giá trị xuất khẩu của ngành luôn ở mức cao, tiêu biểu như Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới với lần lượt 10 triệu tấn và 6,5 triệu tấn (năm 2014), Việt Nam cũng đứng thứ hai với 1,73 triệu tấn, chỉ sau Brasil về xuất khẩu cà phê và đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu với 156 nghìn tấn (năm 2014). Tuy nhiên, FDI nói chung và của Nhật Bản nói riêng vào nơng lâm ngư nghiệp của khu vực ASEAN rất hạn chế.

Việc thiếu vốn đầu tư cũng như không được tiếp cận các kỹ thuật canh tác tiên tiến khiến cho năng suất lao động của nông dân không có sự cải thiện đáng kể. Những nông sản, sản phẩm của ngành này sản xuất ra được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, hầu như chưa qua chế biến mà chỉ dưới dạng sơ chế nên giá trị thu được rất thấp. Trong khi đó, Nhật Bản lại là một nước có kinh nghiệm sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp lâu năm, áp dụng kỹ thuật hiện đại trong thâm canh và chế biến sản phẩm. Việc các doanh nghiệp FDI Nhật Bản hướng nhiều tới mục đích lợi nhuận mà không đầu tư vào nông nghiệp làm lãng phí nhiều nguồn lực cũng như không tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa các nước ASEAN và Nhật Bản.

Nếu như tận dụng được kỹ thuật và cơng nghệ Nhật Bản kết hợp với khí hậu và nguồn lao động dồi dào của các nước ASEAN, năng suất lao động cũng như giá trị sản phẩm nông nghiệp chắc chắn sẽ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của cả những thị trường khó tính nhất.

- Mất cân đối giữa các vùng

Các nhà đầu tư khi ra nước ngồi đầu tư thì mục tiêu cuối cùng của họ vẫn chính là lợi nhuận. Muốn tăng lợi nhuận thì việc giảm tối đa chi phí là điệu kiện tiên quyết. Khơng nằm ngồi xu thế đó, khi tới ASEAN, các nhà đầu tư Nhật Bản tìm đến những khu vực thuận lợi cả về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng, những địa phương

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

có hệ thống giao thơng thuận tiện, gần các hệ thống cảng biển, sân bay và kho bãi mà bỏ qua những khu vực vùng sâu, vùng xa. Điều này kết hợp với việc ít đầu tư vào nông nghiệp nông thôn càng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa nông dân và người lao động trong các lĩnh vực khác.

Mất cân đối ngành và cân đối vùng kéo theo đó là sự chêch lệch thu nhập lao động, sự di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị đi cùng với hàng loạt những vấn đề về bất ổn dân cư, tệ nạn xã hội, khó khăn trong quản lý càng làm các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy e ngại khi đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

- Chuyển giao cơng nghệ cịn hạn chế

Khi doanh nghiệp FDI đầu tư và đặt cơ sở sản xuất ở nước ngoài, bên cạnh một số nhà đầu tư góp vốn bằng máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu, họ cũng thường mang theo các cơng nghệ và máy móc hiện đại để tạo ra sản phẩm tốt với năng suất cao nhất. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu có sự tham gia của Trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch), có tới 90% doanh nghiệp được điều tra khơng có ý định cải tiến cơng nghệ mặc dù việc này có thể đem lại lợi ích lớn hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc mang cơng nghệ mới đến không đồng nghĩa với việc chuyển giao. Các doanh nghiệp bản địa trong khu vực hầu như không học hỏi được gì từ công nghệ của các chủ đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư FDI trong đó có các TNCs đến từ Nhật bản ln nhấn mạnh quyền sở hữu trí tuệ và đặc biệt coi trọng bí quyết cơng nghệ, coi đây là yếu tố sống cịn góp phần tạo nên thế mạnh của doanh nghiệp. Do đó việc học hỏi là khơng dễ dàng nếu khơng có sự hỗ trợ đầy đủ và tiếp cận một cách đúng đắn.

Ngoài ra, bên cạnh những tồn tại đó cịn có những hạn chế khác như vấn đề chuyển giá của doanh nghiệp FDI gây thất thu ngân sách, gây ô nhiễm môi trường ở một bộ phận đự án đầu tư hay là tiến hành cạnh tranh không lành mạnh, loại bỏ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 56 - 57)