Nhóm giải pháp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 85 - 86)

3.3. Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam dựa trên

3.3.1.1.Nhóm giải pháp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn lạc hậu và phát triển chưa đồng bộ làm giảm năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Việc cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở là vấn đề đặc biệt quan trọng khơng chỉ góp phần thu hút FDI mà cịn tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Muốn nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng thì điều đầu tiên phải nhắc đến là vốn. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực này thường cần nguồn vốn rất lớn và thời gian thực hiện lâu (từ 1 đến 2 năm và có thể lâu hơn tùy vào quy mô dự án). Tuy nhiên hiện nay, khi kinh tế đất nước cịn khó khăn, ngân sách Nhà nước cịn hạn hẹp và phải phân bổ cho nhiều lĩnh vực thì nguồn ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng là rất thấp. Để khắc phục tình trạng này, Việt Nam cần kêu gọi đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngồi thơng qua các hình thức xã hội hóa như các hợp đồng BOT, BTO, BT và mơ hình hợp tác cơng tư (PPP). Bên cạnh đó, Chính phủ cần kêu gọi sự tham gia tài trợ, cho vay ưu đãi hơn nữa từ phía các ngân hàng thương mại cho những dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư kêu ca rằng thời gian vận hành của các dự án BOT là quá ngắn trước khi phải chuyển giao khiến cho phía chủ đầu tư chưa kịp thu hồi vốn. Vì vậy, trước khi quy định thời gian chuyển giao cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng từng dự án để đưa ra quyết định phù hợp.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Để phát huy hiệu quả của mơ hình hợp tác cơng tư trong lĩnh vực đầu tư cho cơ sở hạ tầng, điều quan trọng là phải đáp ứng hài hòa lợi ích của các bên liên quan. Trong đó, các cơ quan chuyên trách cần tiến hành tập hợp và phân tích yêu cầu của các bên, bao gồm: người thụ hưởng (công đồng doanh nghiệp và dân cư trong vùng), chính quyền, các nhà đầu tư tài chính, các nhà thầu phát triển hạ tầng và các nhà thầu khai thác vận hành cơ sở hạ tầng. Trong quá trình thực hiện dự án, các bộ ban ngành trung ương cần kết hợp với địa phương nơi có dự án để giám sát và chỉ đạo sát sao về tiến độ và chất lượng công trình. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư an tâm hơn khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hạn chế việc tăng tổng mức đầu tư, đồng thời hỗ trợ kịp thời các chủ đầu tư trong việc đẩy nhanh thủ tục đất đai, cấp giấy chứng nhận đầu tư, giải phóng mặt bằng, kiểm sốt rủi ro khi vay vốn, kéo dài thời gian hoàn vốn hợp lý cho dự án BOT và quy định cơ chế thu phí phù hợp.

- Việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cần đi đơi với phát triển đồng bộ. Dựa trên thế mạnh của từng vùng, Chính phủ cần quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất trọng điểm: phía bắc chọn Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phịng, phía nam có Bình Dương, Cần Thơ; phát triển các thành phố vệ tinh để tránh việc các doanh nghiệp đổ dồn về các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 85 - 86)