Theo lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 45 - 51)

2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN

2.2.2.2. Theo lĩnh vực đầu tư

Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ASEAN được chia thành hai lĩnh vực chính là lĩnh vực chế tạo và lĩnh vực phi chế tạo. Với lợi thế truyền thống của hầu hết các nước ASEAN là nhân công dồi dào, giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn vốn FDI của Nhật Bản tập trung nhiều vào lĩnh vực chế tạo.

Theo phụ lục 2, trong vòng 14 năm (2001-2014), có tới 11 năm các ngành cơng nghiệp chế tạo có tỷ trọng lớn hơn các ngành thuộc lĩnh vực phi chế tạo. Hầu hết các năm, các ngành chế tạo chiếm từ 60%-70% tổng số vốn trong cơ cấu đầu tư của Nhật Bản ở ASEAN. Đặc biệt năm 2006, gần như toàn bộ số vốn FDI đều đầu tư vào ngành này khi chiếm tới 90,37%. Những con số này cao hơn rất nhiều mức bình quân FDI của Nhật Bản vào lĩnh vực chế tạo tại các khu vực khác trên thế giới (Bắc Mỹ chỉ 19% hay EU là 31,5% năm 2013). Tùy theo tình hình kinh tế Nhật Bản và mức độ đầu tư vào khu vực ASEAN, FDI Nhật Bản vào lĩnh vực chế tạo ln duy trì một tỷ lệ tương đối ổn định ở mức cao trong cơ cấu vốn. Điều này cho thấy các nhà đầu tư Nhật Bản luôn coi trọng ASEAN là một điểm đến lý tưởng để đặt cơ sở sản xuất, chế tạo sản phẩm công nghiệp chất lượng tốt với giá thành cạnh tranh.

Lĩnh vực chế tạo là lĩnh vực đòi hỏi nhiều lao động cũng như lượng lớn nguyên liệu đầu vào. Đó là những yếu tố mà các thị trường đầu tư truyền thống của Nhật Bản là Mỹ và EU không sở hữu trong khi đó lại là thế mạnh của các nước ASEAN. Nhiều năm qua, các nước Indonesia, Malaysia hay đặc biệt Thái Lan đã trở thành xưởng chế tác chủ yếu của Nhật Bản và dần dần thay thế Trung Quốc để trở thành địa điểm thu hút vốn FDI vào lĩnh vực chế tạo số 1 của Nhật Bản.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Với những lợi thế đó, ngành máy móc điện tử là ngành có tỷ trọng đầu tư nhiều nhất năm 2001 với giá trị 77,9 tỷ yên. Tuy nhiên, những năm sau đó cùng với sự suy giảm của dịng vốn FDI Nhật Bản vào ASEAN, đầu tư vào ngành này cũng giảm sút xuống chỉ còn 22,6 tỷ yên năm 2004. Trái ngược với đó là ngành thiết bị vận tải với xu hướng tăng nâng mức đầu tư năm 2001 chỉ 26 tỷ yên lên 56,5 tỷ yên năm 2004. Bên cạnh đó, đầu tư của Nhật Bản vào ngành thực phẩm và đồ uống các năm 2002-2004 của các nước ASEAN tương đối thấp thì năm 2001 ngành này tiếp nhận mức đầu tư lên tới 74,6 tỷ yên, trong đó đầu tư vào Philippines chiếm tới 72,3 tỷ yên. Các ngành dệt may, gỗ và bột giấy cùng với máy móc nói chung có mức thu hút đầu tư trưc tiếp từ Nhật Bản kém hơn các ngành khác trong lĩnh vực chế tạo.

Bảng 2.5: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản theo ngành vào ASEAN giai đoạn 2001-2004

Đơn vị: trăm triệu yên

Ngành 2001 2002 2003 2004 Thực phẩm và đồ uống 746 43 37 197 Dệt may 63 29 39 20 Gỗ và bột giấy 23 208 0 30 Hóa chất 503 239 174 127 Luyện kim 249 75 63 117 Máy móc 181 69 86 66 Máy móc điện tử 779 385 400 226 Thiết bị vận tải 260 465 572 565 Ngành khác 220 368 267 110 Tổng ngành chế tạo 3.024 1.882 1.636 1.457

Nông lâm nghiệp 5 1 118 0

Ngư nghiệp và các sản phẩm thủy sản 11 5 0 13 Khai khoáng 6 0 5 87 Xây dựng 41 117 68 7 Vận tải 14 218 52 8 Truyền thông 0 1 0 0 Bán buôn và bán lẻ 83 112 388 106 Tài chính và bảo hiểm 613 251 89 514

Bất động sản 386 22 15 165 Dịch vụ 352 225 250 152 Tổng ngành phi chế tạo 1.511 951 986 1.053 Tổng 4.535 2.833 2.622 2.510 Nguồn:http://www.mof.go.jp/english/international_policy/reference/itn_transa ctions_in_securities/fdi/index.htm

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Đối với các ngành thuộc lĩnh vực phi chế tạo, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản thấp hơn khá nhiều so với các ngành thuộc lĩnh vực chế tạo và hầu như chỉ tập trung vào các ngành tài chính và bảo hiểm, dịch vụ và bán bn bán lẻ. Chỉ tính riêng ba ngành này năm 2001 đã chiếm tới 89,41% tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản vào lĩnh vực phi chế tạo của các nước ASEAN. Ngành tài chính và bảo hiểm sau hai năm giảm sâu từ 61,3 tỷ yên năm 2001 xuống chỉ còn 8,9 tỷ yên (năm 2003) lại tăng lên 51,4 tỷ yên năm 2004. Ngành bất động sản cũng tương tự khi hai năm 2002 và 2003 chỉ tiếp nhận mức đầu tư từ Nhật Bản lần lượt là 2,2 tỷ yên và 1,5 tỷ yên trước khi tăng lên 16,5 tỷ yên năm 2004. Trái ngược hoàn tồn là ngành bán bn và bán lẻ, mức đầu tư Nhật Bản vào ngành này tăng từ 8,3 tỷ yên năm 2001 lên 38,8 tỷ yên năm 2003 trước khi giảm xuống 10,6 tỷ yên năm 2004. Các ngành truyền thông, khai khoáng, ngư nghiệp chưa chứng tỏ được sức hút với các nhà đầu tư Nhật Bản nên chỉ có mức tiếp nhận đầu tư rất khiêm tốn.

Giai đoạn 5 năm sau đó, hai ngành sản xuất máy móc điện tử và thiết bị vận tải tiếp tục là hai ngành quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2005, FDI của Nhật Bản vào ngành sản xuất thiết bị vận tải đạt 111,4 tỷ yên và tiếp tục tăng trưởng trong hai năm sau đó với lần lượt 145,9 tỷ yên và 182 tỷ yên. Tuy những năm sau đó, tổng giá trị FDI của Nhật Bản vào ngành này có sự suy giảm liên tục những vẫn có đóng góp quan trọng khi chiếm ¼ tổng số vốn FDI của Nhật Bản vão lĩnh vực chế tạo ở các nước ASEAN. Có thể kể đến các doanh nghiệp hàng đầu thế giới của Nhật Bản trong ngành này như Toyota, Honda, Suzuki, Mitsubishi, Mazda không chỉ chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á mà cịn có tầm ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp sản xuất thiết bị vận tải trên toàn thế giới. Tiếp theo phải kể đến là ngành sản xuất máy móc điện tử. Đầu thế kỷ XXI có thể nói là giai đoạn Nhật Bản thống lĩnh thị trường máy móc điện tử thế giới. Hàng hóa mang thương hiệu Sony, Hitachi, Toshiba, Canon luôn được ưa chuộng với chất lượng tốt và độ bền cao. Đầu tư của Nhật Bản ngành này tại ASEAN để tận dụng lợi thế khu vực, giảm giá thành sản phẩm trước sự cạnh tranh của các sản phẩm đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Đặc biệt, năm 2006, số vốn FDI mà các nhà doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào ngành sản xuất máy móc điện tử ở các nước ASEAN đạt mức kỷ lục 353,1 tỷ yên tương đương mức tăng trưởng 1.077%. Bên cạnh đó, các ngành luyện

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

kim, máy móc nói chung, hóa chất, thực phẩm và đồ uống cũng là những ngành có mức đầu tư lớn nhưng tăng trưởng không ổn định.

Bảng 2.6: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào lĩnh vực chế tạo ở các nước ASEAN giai đoạn 2005-2009

Đơn vị: trăm triệu yên

Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 Thực phẩm và đồ uống 788 274 152 268 619 Dệt may 89 101 188 18 25 Gỗ và bột giấy 677 94 164 84 92 Hóa chất 448 533 822 648 371 Hóa dầu 425 24 30 78 118 Cao su và da giày 211 214 296 289 115 Thủy tinh và gốm sứ 257 426 135 57 60 Luyện kim 238 321 352 134 522 Máy móc 268 247 337 346 323 Máy móc điện tử 300 3.531 832 609 619 Thiết bị vận tải 1.114 1.459 1.820 1124 748 Máy móc chính xác 234 154 173 89 132 Tổng 5.049 7.378 5.001 3.744 3.174 Nguồn: https://www.boj.or.jp/en/statistics/br/bop/index.htm/

Trong khi đó, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các ngành phi chế tạo ở các nước ASEAN giai đoạn này tương đối thấp. Trong 5 năm 2005-2009, ngành nông - lâm nghiệp chỉ thu hút được rất ít nguồn vốn FDI của Nhật Bản với mức cao nhất chỉ 300 triệu n năm 2006 cịn năm 2007 thì khơng có đầu tư. Đây rõ ràng là một lãng phí lớn khi các nước Đơng Nam Á sở hữu những yếu tố tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành này. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ, bất động sản, xây dựng và ngư nghiệp cũng tiếp nhận đầu tư trực tiếp rất hạn chế từ phía Nhật Bản với giá trị đầu tư hầu hết các năm ở dưới mức 10 tỷ yên.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực phi chế tạo cũng có những ngành có mức đầu tư khả quan. Vận tải là ngành chứng kiến mức tăng trưởng tốt nhất. Năm 2005, ngành này chỉ tiếp nhận 1,9 tỷ yên thì đến năm 2009, giá trị đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ngành này đã đạt mức 137,6 tỷ yên. Ngành khai khoáng tăng trưởng mạnh nâng số vốn đầu tư từ 200 triệu yên năm 2005 lên thành 69,4 tỷ lên năm 2007 trước khi lại giảm mạnh về mức 4,1 tỷ yên năm 2009. Trong các ngành thuộc lĩnh vực phi chế tạo, ngành tài chính và bảo hiểm là ngành có lượng đầu tư lớn nhất với 3 năm trong

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

giai đoạn 2005-2009 đạt trên 100 tỷ yên, trong đó năm 2005 FDI của Nhật Bản vào ngành này là 131,3 tỷ yên chiếm 61,5 % tổng giá trị đầu tư vào ngành phi chế tạo.

Bảng 2.7: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào lĩnh vực phi chế tạo ở các nước ASEAN giai đoạn 2005-2009

Đơn vị: Trăm triệu yên Ngành 2005 2006 2007 2008 2009

Nông lâm nghiệp 1 3 0 2 1

Ngư nghiệp và các sản phẩm thủy sản 8 1 14 80 6 Khai khoáng 2 52 694 260 41 Xây dựng 12 58 57 24 43 Vận tải 19 150 374 246 1.376 Truyền thông 157 49 344 398 17 Bán buôn và bán lẻ 355 121 338 108 457 Tài chính và bảo hiểm 1.313 254 1.133 1.047 545

Bất động sản 58 19 60 61 71

Dịch vụ 210 79 37 82 65

Tổng 2.135 786 3.051 2.308 2.622

Nguồn: https://www.boj.or.jp/en/statistics/br/bop/index.htm/

Bước sang giai đoạn 2010-2014, cơ cấu dòng vốn FDI của Nhật Bản vào các nước ASEAN dần có sự dịch chuyển. Trong các năm 2010 và 2012, dòng vốn chảy vào lĩnh vực chế tạo vẫn chiếm phần lớn (với lần lượt 70,03% và 68,13%) nhưng vào năm 2011 và 2013, lần đầu tiên giá trị FDI vào các ngành phi chế tạo có tỷ trọng lớn hơn khi đạt 55,33% và 61,82% trên tổng số vốn FDI của Nhật Bản vào ASEAN.

Sự gia tăng trong cơ cấu lĩnh vực phi chế tạo có sự đóng góp khơng nhỏ của ngành bán bn, bán lẻ và tài chính bảo hiểm. ASEAN là một khu vực đông dân với thu nhập ngày càng được cải thiện. Người dân khu vực ASEAN có mức chi tiêu ổn định cùng với ngành du lịch tương đối phát triển biến đây trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các thương nhân bán buôn bán lẻ. Nếu như những năm đầu thế kỷ XXI ngành này chưa được các nhà đầu tư chú ý thì bắt đầu từ năm 2010, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ngành bán buôn, bán lẻ đạt 82 tỷ yên và liên tục tăng vào những năm sau đó để nâng số vốn vào ngành này năm 2013 lên thành 143,9 tỷ yên.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.8: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản theo ngành ở các nước ASEAN giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: trăm triệu yên Ngành 2010 2011 2012 2013 2014 Thực phẩm và đồ uống 1.427 773 799 107 1.128 Dệt may 21 77 103 121 178 Gỗ và bột giấy 130 271 233 246 308 Hóa chất 196 180 982 1.021 1.010 Hóa dầu 50 28 78 296 179 Cao su và da giày 232 279 474 644 548 Thủy tinh và gốm sứ 176 344 206 160 74 Luyện kim 404 870 1.099 759 768 Máy móc 148 1.195 558 484 500 Máy móc điện tử 1.269 949 1.138 1.227 858 Thiết bị vận tải 1.135 1.696 2043 3.010 3.442 Máy móc chính xác 123 165 246 366 157 Tổng ngành chế tạo 5.311 6.827 7.959 8.441 9.110

Nông lâm nghiệp 97 59 28 35 194

Ngư nghiệp và các sản phẩm thủy sản 16 18 7 3 3 Khai khoáng 155 199 86 219 246 Xây dựng 10 54 43 193 202 Vận tải 160 460 453 809 596 Truyền thông 24 427 271 236 1.669 Bán buôn và bán lẻ 820 867 1.272 1.439 1.730 Tài chính và bảo hiểm 848 5.806 755 9.397 6.048

Bất động sản 6 338 635 1.041 402

Dịch vụ 137 229 173 293 457

Tổng ngành phi chế tạo 2.273 8.457 3.723 13.665 11.547 Tổng 7.584 15.284 11.682 22.106 20.657

Nguồn: https://www.boj.or.jp/en/statistics/br/bop/index.htm/

Bên cạnh đó, có thể nói ngành tài chính và bảo hiểm với sự vươn lên của Thái Lan là động lực để tạo ra sự thay đổi cơ cấu ngành. Năm 2011 và 2013 chứng kiến FDI vào ngành tài chính và bảo hiểm của ASEAN đạt lần lượt 580,6 tỷ yên và 939,7 tỷ yên, trong đó thái Lan đóng góp mức thu hút 309,9 tỷ yên năm 2011 và 619 tỷ yên năm 2013.

Mặc dù giai đoạn này, FDI của Nhật Bản vào ASEAN có xu hướng chuyển dần sang lĩnh vực phi chế tạo, tuy nhiên các ngành thuộc lĩnh vực chế tạo vẫn có sức hút đáng kể với các nhà đầu tư Nhật Bản. Ngành sản xuất máy móc điện tử và thiết bị vận tải tiếp tục là hai ngành có giá trị đầu tư lớn. Ngành chế tạo máy móc

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

điện tử duy trì ở khoảng 100 tỷ yên trong 5 năm thì ngành sản xuất thiết bị vận vận tải có sự tăng trưởng lớn và đều đặn trong suốt giai đoạn 2010-2014. Năm 2010, ngành thiết bị vận tải tiếp nhận 113,5 tỷ yên đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản. Đến năm 2012, con số này nâng lên 204,3 tỷ yên và năm 2014, tổng trị giá đầu tư vào ngành này đã là 344,2 tỷ yên. Trong khi đó, các ngành hóa dầu, máy móc chính xác và dệt may vẫn chưa cho thấy mức cải thiện trong việc đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở ASEAN.

Tóm lại, mặc dù giai đoạn 2010-2013 FDI của Nhật Bản vào ASEAN có sự dịch chuyển về cơ cấu tuy nhiên lĩnh vực công nghiệp chế tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trị quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư tiếp của Nhật Bản vào khu vực ASEAN. Sự chuyển dịch cho thấy phần nào sự tích cực trong sức thu hút của các nước ASEAN vào các ngành ít sử dụng tài nguyên và lao động. Các nước ASEAN vì vậy cần có những cải cách đúng đắn trong các chính sách thu hút FDI để đón đầu xu hướng FDI Nhật Bản, tạo động lực phát triển kinh tế và giảm bớt những bất cập của hình thức đầu tư này.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)