Theo hình thức

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 75 - 76)

3.1. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam

3.1.2.2. Theo hình thức

Luật pháp Việt Nam hiện nay quy định nhiều hình thức hợp pháp cho các nhà đầu tư tự do lựa chọn để có phương án đầu tư hiệu quả nhất. Tuy nhiên Luật Đầu tư nước ngoài năm 1995 chỉ quy định ba hình thức đầu tư là: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Do vậy, việc đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản cho đến những năm đầu của thế kỷ XXI vẫn cịn hạn chế trong ba hình thức đầu tư này.

Bảng 3.5: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam theo hình thức đầu tư đến hết năm 2005 Hình thức đầu tư Số dự án Cơ cấu theo số dự án (%) Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Cơ cấu theo số vốn đầu tư (%) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 438 73 3.413 53,59

Doanh nghiệp liên doanh 145 24,17 2.545 39,96 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 17 2,83 411 6,45 Tổng 600 100 6.369 100

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đến hết năm 2005, đầu tư trực tiếp Nhật Bản ở Việt Nam có tới 735 số dự án được tiến hành thơng qua hình thức đầu tư doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với giá trị 3,413 tỷ USD (chiếm 53,59 % tổng vốn đầu tư). Hình thức doanh nghiệp liên doanh có 145 dự án (chiếm 24,17%) nhưng chiếm tới 39,96% tổng số vốn đầu tư. Sở dĩ như vậy là vì trong các doanh nghiệp liên doanh, đối tác của Nhật Bản là các doanh nghiệp của Việt Nam, góp vốn chủ yếu dưới dạng đất đai, bất động sản. Trong q trình kinh doanh đơi khi nảy sinh những kho khăn trong việc thống nhất phương hướng phát triển. Chỉ thực sự cần thiết thì các doanh nghiệp mới sử dụng hình thức đầu tư này thay vì thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi. Các dự án thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản có nhiều dự án lớn như các dự án thành lập doanh nghiệp liên doanh hoạt động trong lĩnh vực chế

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tạo và lắp ráp ơ tơ, xe máy và cơng nghiệp nhẹ. Cịn lại hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ có 17 dự án với giá trị 411 triệu USD (chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thăm dị khai thác dầu khí).

Bắt đầu đến ngày 1/7/2006, khi mà luật Đầu tư Việt Nam 2005 bắt đầu có hiệu lực quy định thêm nhiều hình thức đầu tư mới thì các nhà đầu tư Nhật bản đã lựa chọn thêm phương án đầu tư là góp vốn vào cơng ty cổ phần. Dẫu vậy, các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn thực hiện chủ yếu thông qua hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài. Theo cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 3/2014, trong tổng số 2.247 dự án FDI (tổng giá trị 35,38 tỷ USD) của Nhật Bản cịn hiệu lực thì có tới 1.838 dự án với tổng số vốn 19,4 tỷ USD (chiếm 82,2% tổng số dự án và 54,8% tổng vốn đầu tư) được hiện bằng hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi. Trong khi đó, hình thức liên doanh có 362 dự án, tổng số vốn là 14,8 tỷ USD (chiếm 16,2% tổng số dự án và 41,8% tổng vốn đầu tư). Cịn lại hai hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và góp vốn vào cơng ty cổ phần chỉ có tổng cộng 47 dự án với trị giá chỉ vỏn vẹn 1,18 tỷ USD.

Dù trước hay sau khi luật Đầu tư 2005 được ban hành với nhiều thay đổi mạnh mẽ, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngồi vẫn là sự lựa chọn số một đối với các doanh nghiệp Nhật Bản. Từ năm 2005 trở về trước, có tới 73% số dự án thực hiện thơng qua hình thức đầu tư này, cịn cho đến nay, số dự án tiến thành bằng 100% vốn từ Nhật Bản chiếm tới 82,2%. Nguyên nhân chủ yếu là do bằng việc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi, các nhà đầu tư có thể chủ động hồn tồn về phương thức kinh doanh và định hướng phát triển, kết hợp với kinh nghiệm hoạt động quốc tế có thể đưa ra những quyết định kịp thời để phù hợp với biến động của thị trường mà không phải phụ thuộc vào ý kiến của đối tác. Chính vì lẽ đó, các cơng ty hoạt động theo hình thức này thường đạt hiệu quả cao so với các hình thức đầu tư khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 75 - 76)