3.1. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam
3.1.3.1. Thành tựu đạt được
Tạo nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước
Nhằm mục tiêu xây dựng Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp và phát triển đất nước theo cơ thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, FDI Nhật Bản nói riêng và FDI nước ngồi nói chung là nguồn vốn quan trọng hỗ trợ cho phát triển kinh tế Việt Nam.
Nhật Bản hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Theo cục Đầu tư nước ngoài – bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nhật Bản hiện đang là nhà đầu tư lớn thứ hai ở Việt Nam với số vốn lũy kế lên tới 36,8 tỷ USD, chiếm 14,7% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và hàng năm chiếm 2,5-3% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội. Đóng góp như vậy được đánh giá chưa cao, chưa thỏa mãn nhu cầu thu hút FDI của Việt Nam, song với xuất phát điểm chậm so với các nước trong khu vực, các con số này vẫn đáng ghi nhận và chứng tỏ dịng vốn này sẽ cịn có những đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
Các chuyên gia kinh tế Bloomberg từng nhận định: “tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu xuất phát từ khu vực FDI”. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng theo từng năm. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt 132,04 tỷ USD tăng 15,4% so với năm 2012 và đến năm 2014, Việt Nam xuất khẩu 150,19 tỷ USD, tăng 18,15 tỷ USD tương ứng tăng 13,7% với cán cân thương mại thặng dư mức kỷ lục 2,14 tỷ USD. Trong đó, các doanh nghiệp FDI trực tiếp đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu 94 tỷ USD (tức chiếm 62,58% tổng xuất khẩu cả nước năm 2014). Hai ngành mà các doanh nghiệp FDI Nhật Bản có thị phần lớn là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng (cụ thể hai hãng Honda và Suzuki chiếm tới 92,3% thị phần của thị trường xe máy Việt Nam) lần lượt đứng thứ 3 và thứ 9 trong danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam.
Khơng những đóng góp trực tiếp vào kim ngach xuất khẩu, các doanh nghiệp FDI còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá trị của hàng hóa xuất khẩu. Những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trực tiếp Nhật Bản đầu tư nhiều là sản xuất máy ảnh, máy quay phim; máy vi tính, sản phẩm điện tử; phương tiện vận tải và các phụ tùng liên quan (trên 95%) chỉ xếp sau lĩnh vực sản xuất điện thoại các loại và linh kiện (đóng góp chủ yếu bởi Samsung – Hàn Quốc với tỷ lệ gần 100%) về chỉ số hàm lượng FDI trong hàng xuất khẩu. Tiêu biểu có thể nhắc tới công ty Honda Việt Nam, trong năm tài chính 2014 (4/2013-3/2014), cơng ty xuất khẩu 32.600 xe nguyên chiếc với tổng giá trị 163 triệu USD.
Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp FDI nói chung và doanh nghiệp FDI Nhật Bản nói riêng là động lực chính trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa
Đầu tư trực tiếp Nhật Bản đã góp phần vào tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. Các doanh nghiệp Nhật Bản với lợi thế về vốn và công nghệ tiên tiến đầu tư chủ yếu vào công nghiệp và một số ngành thuộc dịch vụ. Các ngành tiếp nhận nguồn vốn FDI Nhật Bản nhiều trong thời gian qua như ngành sản xuất thiết bị vận tải, máy móc điện tử, luyện kim, tài chính và bảo hiểm có điều kiện phát triển
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
và đóng góp khơng nhỏ vào giá trị sản phẩm quốc nội của Việt Nam. So với cơ cấu kinh tế năm 2000 (nông nghiệp 24,53%, công nghiệp 46,73%, dịch vụ 38,74%), cơ cấu kinh tế Việt Nam cho đến nay đã cho thấy những chuyển biến tích cực. Cơ cấu ngành công nghiệp đã tăng lên 41,5% (năm 2014) trong khi đó ngành nơng nghiệp giảm xuống chỉ còn chiếm 19,5% trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam.
Những dự án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tập trung nhiều vào các ngành như các ngành sử dụng công nghệ cao, cơ khí chế tạo, tài chính và bất động sản. Đây đều là những lĩnh vực nằm trong định hướng phát triển của Việt Nam. Tiêu biểu như dự án Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của nhà đầu tư Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đăng ký 9 tỷ USD; Dự án khu đơ thị Tokyo Bình Dương của Cơng ty TNHH Becamex Tokyu do TOKYU Corp làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD; Dự án Công ty TNHH Kobelco Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 1 tỷ USD.
Chuyển giao công nghệ và năng lực quản lý
Nhật Bản tuy không phải là một nước dồi dào về tài nguyên và nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất công nghiệp, tuy nhiên với cự cần cù và sáng tạo của người Nhật Bản, nước này hiện là một nước công nghiệp lớn sở hữu cơng nghệ tiên tiến và tình độ quản lý hàng đầu thế giới. Trong quá trình đầu tư ở Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản mang theo công nghệ của mình để cải thiện đáng kể kỹ thuật sản xuất cho Viêt Nam. Thông qua FDI Nhật Bản, Việt Nam tiếp nhận công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử và các mặt hàng khác của Nhật Bản trên cơ sở phân công lao động quốc tế. Không những vậy, các công ty Nhật Bản luôn sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cung ứng phụ kiện, phụ tùng, máy móc để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.
Trong q tình đầu tư của Nhật Bản luôn kéo theo sự di chuyển lao động, đội ngũ chuyên gia có năng lực và chun mơn cao về cơng nghệ, tư vấn và quản lý. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Nhật Bản nổi tiếng là những người khó tính với phong cách làm việc kỷ luật, nghiêm túc. Họ luôn nỗ lực trong cơng việc để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Những lao động Việt Nam trong các công ty của Nhật Bản luôn phải làm việc với cường độ cao (so với mặt bằng chung), tuy nhiên các doanh
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
nghiệp FDI Nhật Bản luôn được xem là một điểm đến lý tưởng cho người lao động. Được trực tiếp làm việc và tham gia quản lý, điều hành công ty trong môi trường hiện đại, những lao động Việt Nam đó sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiêm của các chuyên gia hàng đầu thế giới. Không những vậy, những người được tuyển dụng vào các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ được trực tiếp đào tạo để nâng cao chuyên môn, đáp ứng cho yêu cầu công việc.
Tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập người lao động
Với việc đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam không ngừng tăng cao, nhu cầu về lao động để phục vụ đầu tư mới và mở rộng sản xuất vì thế cũng gia tăng. Các công ty Nhật Bản đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp và dịch vụ - những ngành cần nhiều lao động đã góp phần khơng nhỏ giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI Nhật Bản và các quốc gia khác đầu tư tại Việt Nam hiện tạo cơ hội việc làm trực tiếp cho 3,7 triệu lao động và hàng triệu lao động khác làm việc trong các doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ đối tác với các doanh nghiệp FDI.
Đặc biệt, đi cùng với cường độ công việc cao, người lao động trong các công ty Nhật Bản luôn được trả thù lao thỏa đáng. Mức lương trung bình của lao động làm việc cho công ty Nhật Bản luôn cao hơn mặt bằng chung so với các công ty khác hoạt động trong cùng ngành đó. Vì vậy, các doanh nghiệp FDI Nhật Bản hoạt động ở Việt Nam luôn thu hút được những người lao động giỏi, tay nghề cao.
3.1.3.2. Tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đạt được, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế và những tác động tiêu cực.
Kinh tế Việt Nam phần nào đó phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các dự án FDI Nhật Bản. Các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không cạnh tranh được với các công ty Nhật Bản trong lĩnh vực chế tạo và sản xuất ô tô, xe máy. Nền sản xuất trong nước trong các ngành này, đặc biệt về xuất khẩu chịu sự chi phối của các công ty Toyota, Honda, Suzuki, Mitsubitshi. Sắp tới cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành năm 2015 và hồn tồn hội nhập vào năm 2018, nếu như các cơng ty này khơng có các động thái để phát triển sản xuất ở Việt Nam
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
để cạnh tranh với hàng hóa từ phía các nước ASEAN thì Việt Nam hầu như cũng khơng có cơ hội để chống lại làn sóng ơ tơ và xe máy ào vào từ các nước láng giềng.
Nhiều dự án FDI Nhật Bản có tác động xấu đến mơi trường sống ở Việt Nam. Trong khi Nhật Bản quy định chặt chẽ đối với các cơng ty có nguy cơ ơ nhiễm cao thì phía Việt Nam thời gian qua do thiếu vốn và công nghệ lại khá dễ dãi trong việc tiếp nhận vốn đầu tư. Việc thu hút thiếu chọn lọc để xảy ra việc FDI Nhật Bản đầu tư ồ ạt chảy vào các ngành luyện kim, cao su và da giày, hóa chất, hóa dầu làm này sinh nhiều vấn đề về môi trường. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào các ngành khai thác tài ngun khơng có bất kỳ tác động lan tỏa nào với nền kinh tế trong khi đó, lợi nhuận nhà đầu tư hưởng cịn phía Việt Nam phải chịu đậu quả. Với việc FDI Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các ngành thuộc lĩnh vực chế tạo, rác thải cơng nghiệp vì thế là điều khơng thể tránh khỏi. Nếu không có những quy định mạnh tay hơn và thu hút vốn FDI tỉnh táo hơn, Việt Nam và các nước đang phát triển khác có thể dễ dàng bị biến thành các bãi rác công nghiệp.
Mặc dù luôn nỗ lực thu hút các doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp cũng sẵn sàng chuyển giao và thực tế các cơng nghệ đó cũng thường bằng hoặc cao hơn công nghệ hiện tại của Việt Nam nhưng phần lớn các doanh nghiệp FDI đầu tư ở Việt Nam mang theo công nghệ phần lớn ở giai đoạn cuối của chu kỳ sản xuất. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 80% công nghệ của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam ở mức trung bình thế giới, công nghệ lạc hậu chiếm 14% và công nghệ cao chỉ chiếm 6%. Phần lớn công nghệ chuyển giao thông qua các dự án FDI Nhật Bản được tiến hành theo lợi ích của các nhà đầu tư chứ không phải theo nhu cầu đổi mới công nghệ của Việt Nam. Cụ thể, ngay cả những tập đồn cơng nghệ nổi tiếng như Sony, Canon, Honda, Toyota đặt công đoạn sản xuất ở Việt Nam chủ yếu chỉ là lắp ráp.
Mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI Nhật Bản và các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế. Kết quả khảo sát của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc - UNIDO năm 2011 cho thấy các doanh nghiệp FDI chỉ sử dụng ở mức độ rất thấp các sản phẩm trung gian đầu vào được sản xuất, chế biến và chế tạo trong nước. Các doanh nghiệp FDI sử dụng phần lớn thành phần đầu vào có nguồn
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
gốc từ công ty mẹ hoặc nhập khẩu trực tiếp từ bên thứ ba. Thực trạng này xảy ra một phần do năng lực cung ứng từ phía các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam cịn vơ cùng hạn chế. Nhiều công ty Việt Nam phải mất từ 2 đến 3 năm để có thể trở thành đối tác sản xuất linh kiện cho các công ty lắp ráp của Nhật Bản do yêu cầu cao từ phía các doanh nghiệp bạn. Bên cạnh đó, nhiều cơng ty Nhật Bản phàn nàn rằng một số công ty của Việt Nam khi chào hàng sản phẩm và cung cấp trong thời gian đầu thì đảm bảo được cơ bản về chất lượng, giá cả nhưng sau một thời gian thì chất lượng sản phẩm đi xuống, thời gian giao hàng cũng không được đảm bảo và tỷ lệ sản phẩm lỗi tăng lên. Sau đó, phía Nhật Bản phải tìm kiếm đối tác cung ứng nước ngồi. Khơng những vậy, một nguyên nhân khác chính là việc sử dụng đầu vào từ cơng ty mẹ có thể giúp các doanh nghiệp FDI tiến hành các chiến lược chuyển giá nhằm tránh các khoản thuế thu nhập ở Việt Nam.
FDI của Nhật bản chỉ chủ yếu tập trung vào công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là cơng nghiệp chế tạo trong khi đó ngành nơng, lâm, ngư nghiệp chỉ thu hút được rất ít vốn đầu tư. Đây rõ ràng là một lãng phí lớn nếu so với tiềm năng của hai nước trong lĩnh vực này.
Những tồn tại trong hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản khiến cho việc quy mô đầu tư tuy tăng trưởng cao nhưng chưa đáp ứng được kỳ vọng từ cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản. Ngoài một số nguyên nhân kể trên, còn những yếu tố khác bắt nguồn từ phía Việt Nam bao gồm cơ sở hạ tầng còn kém phát triển và không đồng bộ; thủ tục hành chính phiền hà và hệ thống pháp luật phức tạp, chồng chéo; hoạt động xúc tiền đầu tư chưa thực sự hiệu quả và chất lượng lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư Nhật Bản. Chỉ khi khắc phục được những vấn đề này thì hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản ở Việt Nam mới thực sự dễ dàng và góp phần tích cực hơn nữa trong cơng cuôc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.