Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 89 - 90)

3.3. Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam dựa trên

3.3.1.4.Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư

Khi mà các nhà đầu tư nước ngồi đang tìm hiểu thị trường Việt Nam hoặc còn băn khoăn lựa chọn nước nào làm địa điểm đầu tư thì hoạt động xúc tiến đầu tư chính là cơng việc lơi kéo các nhà đầu tư nước ngồi, giúp họ rút ngắn thời gian tìm hiểu và nhanh chóng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà đầu tư có quá nhiều cơ hội đầu tư trên thế giới, sự lựa chọn của họ dựa trên lượng thông tin khơng hồn hảo mà họ sở hữu. Có thể nói, hoạt động xúc tiến đầu tư chính là chất xúc tác đưa cầu và cung đầu tư FDI gặp nhau, là công cụ để chuyển những yếu tố thuận lợi của môi trường đầu tư tới cho các doanh nghiệp nước ngồi. Cạnh tranh về thu hút FDI có một phần trong đó sự cạnh tranh trong hoạt động xúc tiến đầu tư. Vì vậy, Việt Nam cần có những biện pháp xúc tiến đầu tư hiệu quả.

- Việt Nam cần xây dựng một chính sách xúc tiến đầu tư rõ ràng và cụ thể các nội dung: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư; Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư; Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về mơi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư; Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư; Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư.

- Xúc tiến đầu tư phải tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương nơi nhận đầu tư để đảm bảo việc hoạt động xúc tiến mang tính chất liên ngành, liên vùng, tránh việc xúc tiến đầu tư đơn lẻ gây trùng lặp và lãng phí nguồn lực.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Kết hợp với luật pháp và chính sách thu thú FDI, hoạt động xúc tiến đầu tư cần chủ động đẩy mạnh thông qua các chương trình và dự án trọng điểm của Nhà nước và địa phương; chủ động nhắm đến các dự án có quy mơ lớn, sử dụng cơng nghệ cao và có tác động lan tỏa đến nền kinh tế.

- Cơ quan phụ trách xúc tiến đầu tư chủ động thành lập danh mục dự án cần kêu gọi đầu tư, nghiên cứu tình hình trong nước và quốc tế xây dựng cơ sở dữ liệu tổng thể về các yếu tố liên quan đến hoạt động đầu tư như đất đai, chính sách thuế, các cơ chế ưu đãi, nguyên liệu đầu vào sản xuất. Bên cạnh đó, cơ quan địa phương nơi có dự án đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm sốt q trình đầu tư để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả.

- Đa dạng hóa hoạt động xúc tiến đầu tư thơng qua các chương trình đối thoại giữa doanh nghiệp với Chính phủ, các diễn đàn doanh nghiệp trong nước và quốc tế; các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, ASEAN+, APEC, ASEM. Đồng thời kết hợp với các chuyến thăm ngoại giao song phương, đa phương với Nhật Bản và các nước để tun truyền hình ảnh đất nước Việt Nam và mơi trường đầu tư ở đây.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 89 - 90)