Triển vọng phát triển đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 83 - 85)

Mặc dù mơi trường đầu tư của Việt Nam cịn tồn tại nhiều bất cập, tuy nhiên về triển vọng phát triển đầu tư, các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn đánh giá rất cao Việt Nam, coi đây là một điểm đến an toàn cho đầu tư. Theo khảo sát của Ngân hàng Tái

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

thiết Nhật Bản (JBIC), trong số hơn 250 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động ở Việt Nam thì có tới 65,9% doanh nghiệp có ý định mở rộng hoạt động kinh doanh.

Theo ông Kenjiro Ishiwata, Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, có năm lý do để các doanh nghiệp Nhật Bản tăng đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đó là vị trí địa lý (kết nối hai thị trường lớn Trung Quốc và ASEAN), ổn định chính trị, lương nhân công thấp (mức lương hấp dẫn), lao động cần cù và Việt Nam rất có thiện cảm với Nhật Bản (người Việt Nam đặc biệt ưa chuộng các sản phẩm mang thương hiệu “made in Japan”). Trong bối cảnh kinh tế thế giới cịn nhiều khó khăn, những lợi hế này tạo nên sức hút không nhỏ đối với các nhà đầu tư Nhật Bản.

Theo cục Đầu tư nước ngồi - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 15 tháng 12 năm 2014, Nhật Bản đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai ở Việt Nam với 36,8 tỷ USD (chỉ xếp sau Hàn Quốc với tổng số vốn 37,2 tỷ USD) trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam. Tuy những năm gần đây, Nhật Bản đã khơng cịn đứng đầu về giá trị vốn đầu tư vào Việt Nam trong một năm (năm 2014 Nhật Bản xếp sau Hàn Quốc và Hồng Kơng), nhưng dịng vốn này tư Nhật Bản hữa hẹn vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai. Theo JETRO, có đến 30% doanh nghiệp FDI Nhật Bản coi Việt Nam là ưu tiên hàng đầu khi đầu tư ra nước ngoài. Năm 2014, Việt Nam đã trở thành quốc gia ưu tiên nhất của Nhật Bản trong đầu tư trực tiếp, vượt qua các đối thủ cạnh tranh là Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Các doanh nghiệp Nhật bản đang chuyển đầu tư mạnh vào thị trường phân phối, bản lẻ của Việt Nam, tập trung cho mảng phân phối và xây dựng nhà máy sản xuất quy mô lớn nhằm khai thác thị trường ASEAN khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào năm 2015. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI. Nếu khơng có những động thái chủ động và tích cưc, dịng vốn đầu tư trực tiếp từ phía Nhật Bản hồn tồn có thể chảy sang các nước ASEAN khác.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 83 - 85)