Nhóm giải pháp phát triển năng lực của doanh nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 86 - 88)

3.3. Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam dựa trên

3.3.1.2. Nhóm giải pháp phát triển năng lực của doanh nghiệp phụ trợ

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Cơng nghiệp nặng, Bộ Công Thương, ơng Trương Thanh Hồi, CNPT khơng đơn thuần chỉ là ngành mang tính chất hỗ trợ mà đây là ngành đóng vai trị xương sống trong nền cơng nghiệp. Trên thực tế, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển CNPT như lợi thế về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tuy vậy ngành CNPT của Việt Nam còn nhiều tồn tại, năng lực cung ứng của các doanh nghiệp vẫn rất hạn chế. Muốn phát triển ngành này cần có sự chung tay từ cả phía Chính phủ và từ chính các doanh nghiệp.

Về phía Chính phủ

- Cần thiết phải xây dựng một chiến lược rõ ràng và cụ thể về phát triển CNPT, làm cơ sở để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư. Trong kế hoạch cần xác định rõ những lĩnh vực ưu tiên phát triển CNPT như sản xuất linh kiện điện tử, phụ kiện thiết bị vận tải. Đối với từng ngành cần nêu rõ ưu, nhược điểm, xác định thực trạng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

và đưa ra biện pháp hữu hiệu. Bên cạnh đó, cần thành lập một cơ quan trực tiếp phụ trách hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này gặp gỡ, tìm hiểu và hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp FDI Nhật Bản. Chính phủ thơng qua quan hệ ngoại giao kêu gọi hỗ trợ từ phía Nhật Bản về vốn, công nghệ và đào tạo lao động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Đặc biệt, với việc các doanh nghiệp phụ trợ hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc thiếu vốn và gặp khó khăn khi bắt đầu sản xuất kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa bằng các chính sách ưu đãi về thuế, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ từ phía các ngân hàng thương mại để giảm lãi suất và kéo dài thời hạn vay vốn.

- Để gia tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm phụ trợ trong nước, điều quan trọng là các doanh nghiệp phụ trợ phải được cung cấp các nguyên liệu đầu vào với giá thành cạnh tranh nhất. Nước ta có nguồn khống sản phong phú với trữ lượng lớn sắt, boxit, titan, đồng, cát trắng để sản xuất thủy tinh, cao su thiên nhiên. Đó là những nguồn vật tư quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành cơ khí, sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị vận tải. Nhưng hiện nay, Việt Nam lại xuất khẩu quá nhiều các nguồn nguyên liệu này làm giá thành trong nước tăng cao. Vì vậy, Nhà nước cần điều chỉnh lại khối lượng xuất khẩu các tài nguyên này để tăng khả năng cung ứng nguyên liệu cho các doanh nghiệp trong nước.

Về phía doanh nghiệp

- Để trở thành đối tác cung cấp linh, phụ kiện cho các nhà đầu tư Nhật Bản, các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam cần đảm bảo tuân thủ 3 nguyên tắc: giao hàng đúng hạn, chất lượng sản phẩm ổn định và giá cả luôn cạnh tranh. Với việc làm việc trong môi trường quốc tế lâu năm, các doanh nghiệp Nhật Bản đặc biệt coi trọng yếu tố uy tín kinh doanh. Chỉ những doanh nghiệp nào đáp ứng được đầy đủ các u cầu khắt khe của họ thì mới có thể được chọn để trở thành đối tác. Vì vậy, bên cạnh sự trợ giúp từ Nhà nước, bản thân chính các doanh nghiệp phải nỗ lực tự trau dồi để nâng cao năng lực, cải tiến chất lượng.

- Các doanh nghiệp trong nước phải năng động hơn, chủ động tìm kiếm đối tác chuyển giao công nghệ và hợp tác kinh doanh. Để từng bước tăng quy mô sản xuất để giảm giá thành sản xuất, các hình thức hợp tác liên doanh hay gia công xuất khẩu

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

là những lựa chọn phù hợp. Nếu tối ưu tốt hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh có thể nghĩ tới việc xuất khẩu để đối phó với tình trạng dung lượng thị trường trong nước hạn chế.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)