Kinh nghiệm chung của các nước ASEAN

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 58 - 61)

2.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm thu hút FDI của Nhật Bản vào các nước

2.4.1. Kinh nghiệm chung của các nước ASEAN

 Về chính sách thuế

Thuế là một trong những yếu tố có tác động trực tiếp vào lợi nhuận của các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp nước ngoài xem xét đầu tư thì khơng thể bỏ qua nhân tố này. Theo quy định tại điều 11 của TT 78/2014/TT-BTC thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam (năm 2014) có hai mức: 20% đối với những doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước >20 tỷ đồng (hầu hết các doanh nghiệp FDI Nhật Bản thuộc nhóm chịu thuế suất này) và 22% đối với các doanh nghiệp khơng thuộc nhóm chịu thuế 20%. Các nước ASEAN cũng có mức thuế thu nhập doanh nghiệp trung bình 20%, đặc biệt Singapore áp dụng mức thuế 17%. Bên cạnh đó, có thể nói ưu đãi về thuế của Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngồi khơng kém hơn so với các nước trong khu vực. Cụ thể, về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013, dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế 04 năm, giảm 50% trong 09 năm tiếp theo; tại Thái Lan, dự án đầu tư trong vùng 3 (địa bàn hưởng ưu đãi đầu tư cao nhất) được hưởng miễn thuế TNDN trong 08 năm, không được hưởng ưu đãi thuế suất (thuế suất thuế TNDN phổ thông tại Thái Lan là 20%); tại Malaysia, dự án đầu tư công nghệ cao được hưởng thời gian miễn thuế từ 10 đến 15 năm, không được hưởng ưu đãi về thuế suất (thuế suất thuế TNDN phổ thông tại Malaysia là 25%). Tuy nhiên, khác biệt nằm ở tỷ lệ thu thuế, phí và lệ phí. Các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cũng tốn chi phí nhiều hơn cho việc nộp thuế. Theo Ngân hàng Thế giới, 2014, báo cáo về môi trường kinh doanh thế giới, nếu như doanh nghiệp ở Việt Nam phải chi mất hơn 40,8% lợi nhuận để cho thuế thì ở Lào chỉ là 25,8%, ở Campuchia là 21%, ở Thái Lan là 26,9% và ở Singapore là 18,4%. Qua đó có thể thấy gánh nặng từ các khoản thuế, phí và lệ phí khác mà doanh nghiệp phải chịu khi hoạt động ở Việt Nam là rất lớn.

Bên cạnh đó, các nước ASEAN cũng dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp nước ngoài. Singapore và Malaysia áp dụng miễn giảm thuế thu nhập từ 3 đến 8 năm, đặc biệt Singapore cho phép doanh nghiệp được hưởng mức thuế suất thấp hơn 5% (so với mức thuế suất phổ thông 17%) trong thời gian 10 năm và có thể được gia hạn thêm 5 năm đối với thu nhập từ đầu tư mở rộng, căn cứ vào các điều kiện như: tạo ra giá trị gia tăng cao, mở rộng quy mơ, mua sắm máy móc và thiết bị hiện đại; ở Philippines có thời gian miễn giảm thuế thu nhập trung bình từ 4 đến 6 năm trong khi ở Việt Nam chỉ từ 2 đến 4 năm.

Ngoài ra, thời gian nộp thuế là vấn đề đáng lưu tâm đối với Việt Nam. Theo công bố của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng thế giới (WB) thì chỉ số làm thủ tục nộp thuế của Việt Nam là 872 giờ mỗi năm, cao gấp 4 lần mức trung bình của các nước trong khu vực (trung bình của các nước ASEAN-6 là 171 giờ/năm, Lào chỉ mất 362 giờ, Campuchia mất 173 giờ, Thái Lan mất 264 giờ và Singapore chỉ mất có 82 giờ cho việc nộp thuế.). Các doanh nghiệp ở Việt Nam có mức doanh thu đạt 20 tỷ đồng/năm phải nộp thuế tới 12 lần/năm. Theo WB, Việt Nam hiện đứng thứ 173/189 nước về chỉ số nộp thuế trong việc đánh giá mơi trường đầu tư. Chính vì thời gian nộp thuế kéo dài, thủ tục hành chính rườm rà làm phát sinh thêm nhiều chi phí và ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản. Nhanh chóng rút ngắn thời gian nộp thuế và thủ tục hành chính liên quan và vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải thực hiện ngay trong năm 2015.

 Về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

Hiện nay các nước ASEAN đang nỗ lực tạo ra một môi trường đầu tư thơng thống, bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngồi. Ví dụ ở Singapore, họ khơng phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước với ngoài nước

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

về vấn đề sở hữu, tự do đầu tư kinh doanh và khơng có sự khác biệt về các chính sách, thủ tục cấp giấy phép đầu tư. Trong khi đó, ở Việt Nam ngay cả với Luật Đầu tư 2014 (có hiệu lực từ 1/7/2015) cũng vẫn có sự phân biệt về tư cách của nhà đầu tư nước ngoài. Luật chia nhà đầu tư nước ngồi thành ba nhóm: (i) nhà đầu tư có quốc tịch nước ngồi; (ii) doanh nghiệp Việt Nam có 51% vốn nước ngồi; và (iii) doanh nghiệp Việt Nam có dưới 51% vốn nước ngồi. Nhóm (i) và (ii) bị áp dụng các điều kiện như nhà đầu tư nước ngoài (từ ngành nghề đầu tư đến thủ tục đầu tư...) cịn nhóm (iii) được áp dụng các thủ tục và điều kiện như doanh nghiệp trong nước. Sẽ khó chấp nhận sự phân biệt ấy khi một doanh nghiệp có 51% vốn nước ngồi và một doanh nghiệp có 50,9% vốn nước ngoài lại áp dụng hai thủ tục đầu tư khác nhau. Việt nam cần xem xét vấn đề này để tránh tạo tâm lý về một sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp có cơ cấu vốn khác nhau.

 Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Các nước ASEAN có trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khơng đồng đều. Một số nước có hạ tầng cơ sở kém phát triển như Philippines, Campuchia nhưng ngược lại một số nước đã bắt kịp với trình độ của các nước hàng đầu thế giới như Singapore. Ở Thái Lan, hàng năm nước này chi hàng chục tỷ USD cho phát triển giao thông, đường sá và hệ thống thông tin liên lạc. Sự phát triển vững mạnh trong ngành tự động hóa, hàng khơng và đóng tàu; hệ thống đường cao tốc hiện đại bao phủ khắp cả nước; chính sách đầu chú trọng trong việc mở rộng mạng lưới viễn thơng – đây chính là những đặc điểm nổi bật và ưu thế giúp Thái Lan trở thành một trong những quốc gia đứng đầu của Châu Á về giao thông vận tải. Malaysia cũng là nước chú trọng nhiều về vấn đề cơ sở hạ tầng. Nước này hiện sở hữu 118 sân bay, mạng lưới giao thơng đồng bộ, ít giao lộ và hệ thống tàu điện ngầm thuận tiện; hệ thống viễn thông chỉ đứng sau Singapore tại Đông Nam Á với 4,7 triệu thuê bao cố định và 30 triệu thuê bao di động. Đặc biệt, nhắc đến Singapore là nói tới nơi có sơ sở hạ tầng tốt nhất thế giới.

Cơ sở hạ tầng phát triển, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp FDI Nhật Bản phần nào lý giải khả năng thu hút nguồn vốn tốt của các nước Thái Lan, Malaysia và Singapore. Việt Nam cũng đang rất nỗ lực cải thiện hạ tầng giao thơng. Theo báo cáo xúc tiến thương mại tồn cầu (Enabling

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Trade Index - ETI) năm 2014 thực hiện tại 138 nước cho thấy, mức hữu dụng và chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam năm 2014 tăng 16 bậc, đứng ở vị trí 74 so với vị trí thứ 90 năm 2012 và 103 năm 2010. Trong số 8 nước ASEAN được WEF lựa chọn để so sánh, thứ hạng của Việt Nam cao hơn 4 nước là Campuchia (113), Myanmar (đứng cuối 138), Philippines (96), Lào (91). Tuy nhiên, Việt Nam cần có những hành động cụ thể hơn nữa nếu muốn bắt kịp nhóm các nước ASEAN-4.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng như các doanh nghiệp FDI khác phàn nàn về hệ thống hạ tầng điện của Việt Nam khi nhiều lần mất điện trên 6 tiếng hoặc mất điện tạm thời liên tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo WB, chỉ số kết nối điện của Việt Nam năm 2014 xếp thứ 135/189 nước.

 Về thủ tục hành chính

Các nước ASEAN luôn được đánh giá cao về mức độ thơng thống về việc thực hiện thủ tục hành chính. Các nước đã tiền hành các biện pháp dỡ bỏ những rào cản, đơn giản thủ tục để giảm tối đa thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Trong khi đó, Việt Nam ln bị các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là doanh nghiệp FDI Nhật Bản đánh giá là có thủ tục hành chính rườm rà, rắc rối và khơng ít lần họ đã từ bỏ thị trường Việt Nam vì khó khăn khi làm các giấy tờ và thủ tục. Để cải thiện môi trường đầu tư cũng như hấp dẫn nhà đầu tư FDI từ bên ngoài, Việt Nam cần cải thiện triệt để hơn các quy định, học hỏi không ngừng từ các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 58 - 61)