2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN
2.2.2.1. Theo quốc gia đầu tư vào
Năng lực thu hút FDI của các nước ASEAN là khơng giống nhau vì vậy số vốn FDI từ Nhật Bản vào từng nước cũng khác nhau, đồng thời cũng có sự biến động đáng kể qua các năm. Nếu như trong năm 2001, dòng vốn này được phân bổ nhiều vào ba nước chính là Indonesia, Singapore và Thái Lan thì đến năm 2004 chỉ tập trung nhiều Thái Lan với hơn một nửa trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ASEAN.
Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN giai đoạn 2001-2004 Quốc gia 2001 2002 2003 2004 Số dự án Trị giá (triệu USD) Số dự án Trị giá (triệu USD) Số dự án Trị giá (triệu USD) Số dự án Trị giá (triệu USD) Indonesia 61 627 44 529 47 648 40 311 Malaysia 18 256 11 80 6 462 10 125 Philippines 26 791 20 411 21 196 12 317 Singapore 31 1.147 34 752 23 322 31 715 Thái Lan 51 884 52 504 65 629 52 1.184 Việt Nam 9 78 6 60 11 70 17 109 Tổng 196 3.783 167 2.336 173 2.327 162 2.761 Nguồn: http://www.jetro.go.jp/en/reports/statistics/
Ở khu vực ASEAN, bên cạnh Singapore có thế mạnh về dịch vụ và các ngành phi chế tạo thì Thái Lan lại được nhắc đến là nơi đặt cơ sở sản xuất ngành công nghiệp chế tạo rất lý tưởng. Năm 2001, Singapore thu hút được 31 dự án với mức đầu tư 1.147 triệu USD vốn FDI từ Nhật Bản còn Thái Lan cũng tiếp nhận được 884 triệu USD với 51 dự án từ nguồn vốn này. Đến năm 2002, số dự án FDI của Nhật Bản vào Singapore và Thái Lan đều tăng tuy nhiên giá trị đầu tư lại giảm xuống các mức tương ứng là 752 triệu USD và 504 triệu USD. Hai năm sau đó, trong khi dòng vốn này vào Thái Lan liên tục tăng trưởng để cán mốc 1.184 triệu USD năm 2004 thì FDI của Nhật Bản vào Singapore lại giảm mạnh hơn 50% vào năm 2003 rồi mới tăng trở lại và đạt 715 triệu USD năm 2004. Philippines có sự giảm mạnh liên tục trong 2 năm 2002 và 2003 kéo dòng vốn FDI của Nhật Bản vào quốc gia này từ mức trên 791 triệu USD năm 2001 xuống chỉ còn 196 triệu USD
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
năm 2003. Với Việt Nam, mới chỉ tham gia hội nhập kinh tế thế giới chưa đầy 10 năm cho nên khả năng thu hút dòng vốn này còn rất hạn chế chỉ khoảng trên dưới 100 triệu USD. Myanmar sau những năm 90 của thế kỷ trước thu hút được một lượng rất nhỏ dịng vốn FDI từ Nhật Bản thì bước sang thế kỷ XXI, dòng vốn này bị ngưng lại. Còn với Lào và Campuchia, các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản đã không đầu tư trực tiếp vào hai quốc gia này kể từ những năm 80 của thế kỷ XX.
Giai đoạn 6 năm sau đó từ năm 2005 đến năm 2010, các nước ASEAN dần cho thấy sức hút của mình đối với dịng vốn FDI từ Nhật Bản với mức đầu tư trung bình hàng năm gấp đơi giai đoạn 4 năm trước. Thái Lan vẫn là nước dẫn đầu khu vực về khả năng thu hút nguồn vốn này với mức trung bình 2,1 tỷ USD mỗi năm và duy trì tương đối ổn định trong suốt 6 năm. Về dòng vốn này vào Singapore, sau giai đoạn khó khăn đã dần phục hồi tiêu biểu năm 2007 có mức tăng trưởng 500% nâng số vốn đầu tư năm đó lên 2.233 triệu USD. Liên tiếp những năm sau đó, Singapore ln nằm trong nhóm nước dẫn đầu. Nguyên nhân là do giai đoạn này kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn và cơ cấu đầu tư chuyển dịch sang các ngành phi chế tạo – lĩnh vực mà Singapore sở hữu nhiều lợi thế.
Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN giai đoạn 2005-2010
Đơn vị: triệu USD năm Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thái Lan 2.125 1.984 2.608 2.016 1.632 2.248 Indonesia 1.185 744 1.030 731 483 490 Malaysia 524 2.941 325 591 616 1.058 Philippines 442 239 1.045 705 809 514 Singapore 557 375 2.233 1.089 2.881 3.845 Việt Nam 154 467 475 1.098 563 748 Các nước còn lại 15 173 74 79 8 27 Tổng 5.002 6.923 7.790 6.309 7.002 8.930 Nguồn: http://www.jetro.go.jp/en/reports/statistics/
FDI của Nhật Bản vào Malaysia, Indonesia và Philippines có mức tăng trưởng theo đà tăng trưởng chung của cả khối ASEAN. Trong đó, Malaysia vô cùng thành công khi thu hút được tới gần 3 tỷ USD năm 2006 từ các doanh nghiệp FDI Nhật Bản. Việt Nam trong nhiều năm nỗ lực cải thiện năng lực thu hút FDI của mình đã
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
dần tiếp cận với các nước Indonesia, Philippines, Malaysia và lần đầu đạt mức 1 tỷ USD để vượt qua các nước này vào năm 2008. Các nước còn lại trong ASEAN chưa cho thấy dấu hiệu khả quan về việc cải thiện môi trường đầu tư khi chỉ thu hút được một lượng rất nhỏ số vốn FDI của Nhật Bản.
Giai đoạn 2011-2014 tiếp tục cho thấy vai trò quan trọng của Thái Lan trong cơ cấu địa bàn đầu tư FDI của Nhật Bản. Lần đầu tiên số vốn FDI của Nhật Bản vào một nước ASEAN đạt 10 tỷ USD và đó là Thái Lan năm 2013. Sự tăng trưởng hay suy giảm dịng vốn này có đóng góp khơng nhỏ từ phía Thái Lan. Quý IV năm 2011, ở Thái Lan xảy ra trận lũ lụt tồi tệ nhất kể từ năm 1993 kéo dài trong nhiều tháng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của nền công nghiệp nước này. Thái Lan 3 tháng cuối năm, GDP giảm 9% so với cùng kỳ năm 2010 khiến nền kinh tế cả năm 2011 tăng trưởng vỏn vẹn chỉ 0,1%. Kết quả là các doanh nghiệp FDI chùn chân trong việc đầu tư vào Thái Lan khiến FDI của Nhật Bản vào Thái Lan giảm thảm hại từ 7.133 triệu USD năm 2011 xuống 547 triệu USD năm 2012 kéo theo mức giảm của cả khối ASEAN trong năm đó. Trong hai năm sau đó, FDI của Nhật Bản vào Thái Lan đã phục hồi trở lại tiêu biểu năm 2013 giá trị đầu tư đã vượt qua mức 10 tỷ USD để góp phần vào mức tăng trưởng 121% của dòng vốn FDI Nhật Bản vào khu vực ASEAN.
Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN tăng trưởng mạnh mẽ giai đoạn 2011-2014
Đơn vị:triệu USD năm Quốc gia 2011 2012 2013 2014 Thái Lan 7.133 547 10.174 5.155 Indonesia 3.611 3.810 3.907 4.540 Malaysia 1.441 1.308 1.265 977 Philippines 1.019 731 1.242 478 Singapore 4.492 1.566 3.545 7.462 Việt Nam 1.859 2.570 3.266 1.325 Các nước còn lại 90 143 220 408 Tổng 19.645 10.675 23.619 20.345 Nguồn: http://www.jetro.go.jp/en/reports/statistics/
Singapore vẫn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn này khi đạt mức trên dưới 4 tỷ USD trong các năm 2011, 2013 và 2014 (duy chỉ có năm 2012 đạt mức
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
thấp 1.566 triệu USD), trong đó năm 2014 đạt 7.462 triệu USD. Bên canh đó là sự vươn lên của Việt Nam và đặc biệt là Indonesia. Việt Nam có mức tăng trưởng đều đặn để đạt 3.266 triệu USD năm 2013 trước khi giảm xuống còn 1.325 triệu USD năm 2014. FDI của Nhật Bản vào Indonesia tăng trưởng rất mạnh nâng mức vốn từ 490 triệu USD năm 2010 lên 3.611 triệu USD năm 2011 sau đó duy trì ở mức khoảng 4 tỷ USD. Bốn nước còn lại là Lào, Campuchia, Myanmar và Brunei chia nhau những mức rất khiêm tốn trong cơ cấu FDI của Nhật Bản (mức cao nhất của cả bốn nước gộp lại chỉ đạt 408 triệu USD năm 2014).