Theo địa phương

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 76 - 78)

3.1. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam

3.1.2.3. Theo địa phương

Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như các doanh nghiệp từ các quốc gia khác khi đầu tư ở Việt Nam luôn chọn rất kỹ lưỡng địa điểm đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thuận lợi đầu tư. Có thể nói, bên cạnh đầu tư theo ngành, đầu tư ở vùng nào, địa phương nào cũng có liên quan chặt

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

chẽ đến tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư. Vì vậy, các nhà đầu tư Nhật Bản ln lựa chọn vùng đầu tư thích hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Các dự án FDI của Nhật Bản phản ánh rõ xu hướng tập trung vào những địa phương có mơi trường đầu tư thuận lợi, đặc biệt là có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai. Các tỉnh phía nam, tiêu biểu là các tỉnh Đơng Nam Bộ vẫn là điểm sáng của cả nước trong vấn đề thu hút FDI từ Nhật Bản.

Tính tới 20/9/2006, Nhật Bản đầu tư trực tiếp vào 33/61 tỉnh thành trên cả nước. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn là hai địa phương thu hút vốn FDI nhiều nhất từ Nhật Bản. Theo số liệu thể hiện trong bảng phụ lục 4, tại Hà Nội, số dự án FDI của Nhật Bản ít hơn với 138 dự án so với 196 dự án của thành phố Hồ Chí Minh, song số vốn đầu tư thực hiện lại vượt trội hơn rất nhiều với 902 triệu USD so với 467 triệu USD. Nguyên nhân là vì Hà Nội đã thu hút được nhiều dự án có giá trị lớn như dự án xây dựng khu công nghiệp Sài Đồng, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Bắc Thăng Long với tổng số vốn đầu tư 54 triệu USD, liên doanh lắp ráp xe máy Yamaha Việt Nam với 80 triệu USD tại Sóc Sơn, liên doanh khách sạn Nikko Hanoi với số vốn 58,5 triệu USD.

Giai đoạn tiếp theo, bên cạnh khả năng thu hút FDI Nhật Bản của các tỉnh phía nam, một số tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã cải thiện đáng kể môi trường đầu tư và cho thấy sức hút đáng kể với các nhà đầu tư Nhật Bản. Một trong số đó là Thanh Hóa. Theo cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết thánh 5/2011, tuy chỉ thu hút được 8 dự án nhưng tính về tổng số vốn lại là địa phương thu hút FDI nhiều nhất với 6,85 tỷ USD (chiếm 32,7% tổng số vốn đăng ký của Nhật Bản ở Việt Nam). Tiếp sau đó là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với lần lượt 355 dự án và 394 dự án với tổng số vốn đăng ký lần lượt là 3,1 tỷ USD và 2,37 tỷ USD. Xếp thứ tư cả nước là Đồng Nai với 101 dự án tương ứng với số vốn 1,66 tỷ USD. Riêng bốn tỉnh thành này cộng lại đã chiếm tới 2/3 tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản ở Việt Nam.

Đến năm 2014, số tỉnh thành được đầu tư trực tiếp bởi Nhật Bản đã nâng lên con số 49 trong tổng số 63 tỉnh thành. Dẫn đầu vẫn là Thanh Hóa với tổng số vốn thu hút từ Nhật Bản đạt 9,67 tỷ USD. Trong đó phải kể đến dự án liên hợp lọc hóa

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

dầu Nghi Sơn với tổng số vốn đầu tư lên tới 9 tỷ USD, trong đó Cơng ty Idemitsu Kosan Nhật Bản (IKC) góp 35,1% vốn và Cơng ty Hố chất Mitsui Nhật Bản (MCI) đóng góp 4,7%. Xếp thứ hai là Hà Nội với 619 dự án tương ứng với 4,04 tỷ USD. Bình Dương đã vượt qua thành phố Hồ Chí Minh để xếp vị trí thứ ba với 3,84 tỷ USD. Nhiều tỉnh khác như Hà Tĩnh, Cần Thơ, Nghệ An, Bình Thuận tuy thu hút được số dự án và mức đầu tư của Nhật Bản còn hạn chế, song đã xuất hiện nhiều dấu hiệu tích cực nhờ vào chính sách có hiệu quả của Nhà nước, vai trò quản lý, điều tiết, quy hoạch vùng và hoạt động xúc tiến đầu tư tích cực.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp của nhật bản vào các nước ASEAN và bài học cho việt nam trong việc thu hút FDI từ nhật bản (Trang 76 - 78)