và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hoá
1. Phản ứng hoá hợp
HS: Dựa vào kiến thức đã học ở THCS nêu
định nghĩa và cho ví dụ.
Ví dụ: 2Mg + O2 → 2MgO (1)
CaO + CO2 → CaCO3 (2)
Kết luận: Trong phản ứng hoá hợp số oxi
hoá có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
Hoạt động 2: Phản ứng phân hủy
GV: Gọi HS nhắc lại định nghĩa về phản ứng
phân huỷ. Cho 2 ví dụ ?
HS: Dựa vào kiến thức đã học ở THCS nêu
định nghĩa và cho ví dụ.
GV: Yêu cầu HS xác định số oxi hoá của các
nguyên tố trước và sau phản ứng ? Nhận xét sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố đó ? rút ra kết luận.
2. Phản ứng phân huỷ
Ví dụ: 2KNO3 → 2KNO2 + O2 (1) CaCO3 → CaO + CO2 (2) .
Kết luận: Trong phản ứng phân huỷ số oxi
hoá có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
Hoạt động 3: Phản ứng thế
GV: Gọi HS nhắc lại định nghĩa về phản ứng
thế. Cho 2 ví dụ ?
HS: Dựa vào kiến thức đã học ở THCS nêu
định nghĩa và cho ví dụ
GV: Yêu cầu HS xác định số oxi hoá của các
nguyên tố trước và sau phản ứng ? Nhận xét sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố đó ? rút ra kết luận.
3. Phản ứng thế
Ví dụ: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4 (1) Al + HCl → AlCl3 + H2 (2)
Kết luận: Phản ứng thế trong hoá học vô cơ
số oxi hoá của các nguyên tố luôn luôn thay đổi.
Hoạt động 4: Phản ứng trao đổi
GV: Gọi HS nhắc lại định nghĩa về phản ứng
trao đổi. Cho 2 ví dụ.
HS: Dựa vào kiến thức đã học ở THCS trả
lời
GV: Yêu cầu HS xác định số oxi hoá của các
nguyên tố trước và sau phản ứng ? Nhận xét sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố đó ? rút ra kết luận.
4. Phản ứng trao đổi
Ví dụ:
AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3 (1) CuCl2 + 2KOH → Cu(OH)2 + 2KCl (2)
Kết luận: Trong phản ứng trao đổi số oxi
hoá của các nguyên tố không thay đổi.
Hoạt động 5: Kết luận
? Việc phân chia phản ứng thành các loại
như phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế, phản ứng trao đổi là dựa vào cơ sở nào ?
? Nếu lấy cơ sở số oxi hoá thì có thể chia
phản ứng hoá học thành mấy loại ?