MỤC TIÊU 1 Kiến thức:

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học lớp 10 kì 1 (Trang 34 - 36)

1. Kiến thức:

- Biết và giải thích được sự biến đổi độ âm điện của một số nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A.

- Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử).

- Hiểu được quy luật biến hoá trị của các nguyên tố trong một chu kì (hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị trong hợp chất với H).

2. Kĩ năng:

- Dựa vào qui luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong chu kì (nhóm A) cụ thể, thí dụ sự biến thiên về: độ âm điện, bán kính nguyên tử, tính kim loại – phi kim, độ âm điện và hoá trị các nguyên tố.

3. Phát triển năng lực:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học ( tính kim loại, phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện). - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

4. Tình cảm, thái độ:

- Rèn thái độ học tập sáng tạo, độc lập.

- HS có hứng thú và say mê học tập môn Hóa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. 2. Đồ dùng dạy học: Bảng tuần hoàn cỡ lớn. 2. Đồ dùng dạy học: Bảng tuần hoàn cỡ lớn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ.

- GV: Hỏi: Cho nguyên tố có Z = 19

1. Viết cấu hình electron từ đó suy ra vị trí của nguyên tố trong BTH., xác định tên nguyên tố 2. Nêu tên chung của các nguyên tố cùng nhóm.

3. Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa nguyên tố đóvới H2O, Cl2. - HS: Trả lời. HS khác nghe và nhận xét, sửa và bổ sung cho câu trả lời của bạn.

3. Các hoạt động dạy và học.

Hoạt động 1: Khái niệm tính kim loại, phi kim

? Dựa vào cấu hình electron làm thế nào để biết được nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Cấu hình e nào bền?

- HS trả lời.

? Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm, kim loại có xu hướng như thế nào? Từ đó nêu đặc trưng của tính kim loại?

- GV yêu cầu học sinh nêu tính phi kim trên cơ sở tính loại.

- HS: Trả lời.

Hoạt động 2: Sự biến đổi tính kim loại và tính phi kim trong một chu kỳ

GV: Để tìm ra sự biến đổi tuần hoàn của tính kim loại và phi kim chúng ta phải đi từ sự biến đổi về bán kính nguyên tử.

? So sánh bán kính, điện tích hạt nhân ntử của Na và Mg?

? Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại và phi kim biến đổi như thế nào?

- Trình chiếu bảng tính chất chu kì 3

Hoạt động 3: Sự biến đổi tính kim loại và tính phi kim trong một nhóm A (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gv yêu cầu hs quan sát bảng bán kính nguyên tử trong BTHNhận xét về bán kính nguyên tử, điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong một nhóm?

 Sự biến đổi này lặp đi lặp lại trong cac chu kì và các nhóm; Có thể kết luận gì về tính kim loại và phi kim trong BTH?

Hoạt động 4: Sự biến đổi độ âm điện HS: Tham khảo sách giáo khoa và nêu khái niệm độ âm điện.

GV: Yêu cầu học sinh trả lời vào phiếu học tập số 2.

HS: Trình bày. HS khác nhận xét, đóng

I.TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM

1. Khái niệm

Tính kim loại Tính phi kim

- Dễ mất e thành ion dương: X - ne → Xn+ - Nguyên tử càng dễ mất electron thì tính kim loại càng mạnh - Dễ thu e thành ion âm: Y + me → Ym- - Nguyên tử càng dễ thu electron thì tính phi kim càng mạnh

- Không có ranh giới rõ rệt giữa tính kim loại và phi kim

2. Sự biến đổi tính kim loại và tính phikim trong một chu kỳ kim trong một chu kỳ

Trong một chu kỳ, khi Z tăng, tính kim loại giảm và tính phi kim tăng.

Ví dụ: Trong chu kỳ 3

Tính kim loại: Na > Mg > Al > Si > P > S > Cl Tính phi kim: Na < Mg < Al < Si < P < S < Cl

3. Sự biến đổi tính kim loại và tính phi kim trong một nhóm A kim trong một nhóm A

Trong cùng nhóm A, Z tăng, tính kim loại tăng và tính phi kim giảm.

Ví dụ:

Nhóm IA (kim loại kiềm): Tính kim loại: Li < Na < K < Rb < Cs (Cs là kim loại mạnh nhất) Nhóm VIIA (halogen): Tính phi kim: F > Cl > Br > I (F là phi kim mạnh nhất)

Kết luận: Tính kim loại và phi kim của nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

3. Độ âm điện

a. Khái niệm

- Độ âm điện: đặc trưng cho khả năng hút e. - Độ âm điện càng lớn thì tính phi kim càng mạnh và ngược lại.

b. Sự biến đổi độ âm điện trong chu kỳ vànhóm A nhóm A

- Trong một chu kỳ, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân (trái qua phải), độ âm điện tăng dần.

góp ý kiến. GV: Tổng kết.

GV: “Vậy em có thể trình bày sự biến đổi tuần hoàn của độ âm điện theo chu kỳ và nhóm ?”

tích hạt nhân (trên xuống dưới), độ âm điện giảm dần.

* Tổng kết:

Bảng biến thiên tính chất của các nguyên tố KL↓ PK↑ R↓ χ↑ Flo KL↑ PK↓ R↑ χ ↓ Xesi

Hoạt động 5: Hóa trị của các nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tố

- GV: Trong cùng chu kỳ, hóa trị cao nhất với oxi của các nguyên tố biến đổi thế nào ?

HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Chỉ có các nguyên tố thuộc nhóm IV, V, VI, VII mới tạo thành hợp chất khí với hydro, trong đó hóa trị với hydro bằng 8 – số thứ tự của nhóm. - GV: Trong cùng chu kỳ, hóa trị trong hợp chất khí với hydro biến đổi như thế nào ?

HS: trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Giữa hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị trong hợp chất khí với hydro có một công thức liên hệ. Em nào có thể tìm ra công thức liên hệ đó ?

- HS: Trả lời. HS khác đóng góp ý kiến.

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học lớp 10 kì 1 (Trang 34 - 36)