KIẾN THỨC CẦN NẮM 1 Khái niệm về ion, cation, anion

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học lớp 10 kì 1 (Trang 55 - 58)

1. Khái niệm về ion, cation, anion

- Khi nguyên tử nhường hay nhận e thì nó trở thành phần tử mang điện được gọi là ion.

- Nguyên tử kim loại dễ nhường đi 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng thành ion dương (cation).

- Nguyên tử phi kim dễ nhận e trở thành ion âm (anion).

2. Ion đơn nguyên tử và đa nguyên tử.3. Sự tạo thành liên kết ion 3. Sự tạo thành liên kết ion

- Liên kết ion được tạo thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu (thường giữa kim loại với phi kim khi hiệu độ âm điện ≥ 1,7)

4. Sự tạo thành kiên kết cộng hóa trị

- Tạo bởi một hay nhiều cặp e dùng chung giữa hai nguyên tử.

- Có hai loại liên kết cộng hóa trị là có cực và không phân cực. II. BÀI TẬP Bài 3 (trang 60). Bài 3 – trang 60 a) Li+: 1s2, O2-: 1s22s22p6. b) Điện tích ở Li+ do mất 1e. điện tích ở O2- do nhận thêm 2e.

c) Nguyên tử khí hiếm He có cấu hình electron giống Li+. Nguyên tử khí hiểm Ne có cấu hình e giống O2-. d) Vì mỗi nguyên tử Li nhường 1e, mỗi nguyên tử O thu 2e.

2 2

2Li O+ →Li O

Bài 5 (trang 64).

- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài tập. - HS khác nhận xét.

- GV kết luận, cho điểm.

Bài 7 (trang 64).

- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài tập. - HS khác nhận xét.

- GV kết luận, cho điểm.

AlCl3(1,55): liên kết cộng hóa trị phân cực. CaCl2(2,16): liên kết ion.

CaS (1,58): liên kết cộng hóa trị phân cực. Al2S3 (0,97): liên kết cộng hóa trị phân cực.

Bài 7 (trang 64).

Liên kết hóa học giữa A và X là ion, A và Z là cộng hóa trị, X và Z là ion.

4. Củng cố:

- Phân biệt được giữa liên kết ion và liên kết cộng hóa trị dựa vào bản chất và cách nhận biết loại liên kết dựa vào hiệu độ âm điênh.

5. Dặn dò: xem trước bài HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA.

Ngày soạn:30/10/2013 Tiết 26:

Bài 15: HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA I. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được:

- Điện hoá trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.

- Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.

2. Kĩ năng:

- Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.

3. Tình cảm, thái độ:

- HS hứng thú và say mê học Hóa học.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Giáo án, hệ thống câu hỏi, bài tập. - Học sinh: Ôn tập liên kết ion, liên kết cộng hóa trị.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Thuyết trình, đàm thoại.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: So sánh loại liên kết trong NaCl và HCl?3. Các hoạt động dạy và học. 3. Các hoạt động dạy và học.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Hóa trị trong hợp chất ion

GV đặt câu hỏi:

- Trong hợp chất ion, hóa trị của các nguyên tố được xác định như thế nào? - Hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là gì?

- Các hợp chất NaCl, Al2O3, FeCl3 được tạo nên từ ion tương ứng nào? Xác định điện hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất trên?

- Các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA, VIA, VIIA có khuynh hướng nhường hay nhận bao nhiêu e? tạo ra các ion nào và có điện hóa tị bao nhiêu?

HS: trả lời

Hoạt động 2: Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị

GV:

- Hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được xác định như thế nào?

- Hóa trị nguyên tố khi đó được gọi là gì?

I. Hóa trị:

1. Hóa trị trong hợp chất ion:

Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.

Qui ước: khi viết điện hóa trị thì viết số trước, dấu sau.

VD: Hợp chất NaCl tạo nên từ ion Na+ và Cl- nên điện hóa trị Na là 1+ và Cl là 1-

Al2O3 điện hóa trị Al là 3+ O là 2- FeCl3 điện hóa trị Fe là 3+ Cl là 1-

2. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị:

Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó.

Ví dụ: Trong phân tử NH3, N có 3liên kết cộng hóa trị

- Biểu diễn sự tạo thành phân tử NH3, H2O, Cl2. Xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất trên?

HS: trả lời

Hoạt động 3: Cách xác định số oxi hóa

GV: - Số oxi hóa là gì?

- Để xác định số oxi hóa của nguyên tố ta dựa vào các quy tắc nào?

- xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất, ion sau: CO2, Ca2+,

4

MnO , +

4

NH , H2SO4?

HS: Dựa vào quy tắc xác định số oxi hóa, ta có: CO2 : số oxi hóa O là -2 ⇒C là +4 Ca2+ số oxi hóa Ca là +2 − 4

MnO số oxi hóa O là -2 ⇒ Mn là +7 + 4 NH số oxi hóa H là +1 ⇒ N là -3 H2SO4 số oxi hóa O là -2 H là +1 ⇒ S là +6 HS: làm bài H có cộng hóa trị 1 Phân tử H2O, H có cộng hóa trị 1 O có cộng hóa trị 2 Phân tử Cl2 , Cl có cộng hóa trị 1

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học lớp 10 kì 1 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w