Thí dụ 3: Dựa vào bảng tuần hoàn, nêu tính chất hoá học cơ bản của S?
Giải:
- S ở nhóm VIA, chu kì 3, là phi kim - Hoá trị cao nhất trong hợp chất với oxi
là 6, CT oxit cao nhất là SO3.
- Hoá trị trong hợp chất với hiđro là 2, CT hợp chất với hiđro là:H2S
- SO3 là oxit axit và H2SO4 là axit mạnh.
III. So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận nguyên tố với các nguyên tố lân cận
Thí dụ 4: So sánh tính chất hoá học của P(Z=15)với Si(Z=14) và S(Z=16); với N(Z=14) và As(Z=33)
Giải:
Tính phi kim: Si<P<S (do cùng chu kì 3) As<P<N (do cùng nhóm VA) → P có tính phi kim yếu hơn S, N
→ Tính axit: H3PO4 yếu hơn H2SO4 và HNO3
4. Củng cố bài giảng và cho bài tập về nhà
- Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử - Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố
- So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận
Vị trí của một ntố trong bảng tuần hoàn - STT của nguyên tố - STT của chu kì - STT của nhóm Cấu tạo nguyên tử - Số p, số e - Số lớp e -Số e lớp ngoài cùng
BTVN: SGK.
Ngày soạn: 09/10/2013 Tiết 19
Bài 11. LUYỆN TẬP: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (tiết 1) NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (tiết 1) I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về: Cấu tạo bảng tuần hoàn; sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố, tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện hóa trị và định luật tuần hoàn
2. Kĩ năng:
- Vận dụng ý nghĩa của bảng tuần hoàn để làm bài tập về mối quan hệ giữa vị trí, cấu tạo nguyên tử và tính chất của đơn và chất hợp chất.
- Rèn luyện kĩ năng xác định tên nguyên tố từ công thức oxit cao nhất, công thức hợp chất với hiđro.
3. Tình cảm, thái độ:
- Rèn thái độ học tập sáng tạo, độc lập.
- HS có hứng thú và say mê học tập môn Hóa học.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng tuần hoàn cỡ lớn và hệ thống câu hỏi theo SGK.
- HS: Ôn tập các kiến thức trong chương.