Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học lớp 10 kì 1 (Trang 28 - 29)

ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

Tiết 13:

Bài 7. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tiết 1)I. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết được:

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn (BTH). - Cấu tạo BTH: ô, chu kì, nhóm A, nhóm B.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng từ vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn suy ra cấu hình

electron nguyên tử và ngược lại.

3. Phát triển năng lực:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học (ô, chu kì, nhóm nguyên tố). - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

4. Tình cảm, thái độ:

- Rèn thái độ học tập sáng tạo, độc lập.

- HS có hứng thú và say mê học tập môn Hóa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

2. Đồ dùng dạy học: Chân dung Men-de-le-ep và ô nguyên tố phóng to, máy tính, máy chiếu.III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ.

- GV: Em hãy viết cấu hình electron của Na (Z=11) và S (Z=16), Ne (Z=10). Tính chất của các nguyên tố đó là gì ? Giải thích ?Nguyên tố nào là nguyên tố s, p, d, f ?

- HS: Na (Z = 11) : 1s22s22p63s1 – kim loại vì có 1 e lớp ngoài cùng, đây là nguyên tố s. S (Z = 16) : 1s22s22p63s23p4 – phi kim vì có 6 e lớp ngoài cùng, đây là nguyên tố p. Ne(Z = 10) : 1s22s22p6 – khí hiếm vì có 8 e lớp ngoài cùng, đây là nguyên tố p.

3. Các hoạt động dạy và học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1:Mở đầu bài giảng

- HS: Đọc cho cả lớp nghe sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn.

- GV: Giới thiệu về bảng tuần hoàn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- GV: Vào thời của Mendeleev, ông đã sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử nhưng sự sắp xếp đó đã có một số nhược điểm nhất định. Ngày nay dưới ánh sáng của thuyết cấu tạo nguyên tử các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc khác.

? Dựa vào sách giáo khoa em nào cho biết những nguyên tắc đó là gì ?

Sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn:

Nội dung trong SGK.

I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn bảng tuần hoàn

1.Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần

điện tích hạt nhân nguyên tử (ô nguyên tố) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong

nguyên tử được xếp thành một hàng (chu kì)

3.Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị

- HS: Đọc từ sách giáo khoa. - GV: Tổng kết thành bài học.

Hoạt động 3: Ô nguyên tố

- HS: Quan sát bảng tuần hoàn.

GV: Trong sách là ví dụ cho 1 ô nguyên tố.

? Vậy dựa vào ô nguyên tố chúng ta có thể biết được những thông tin gì ?

- HS: Trả lời.

- GV: STT ô nguyên tố = Z = số p = số e.

Hoạt động 4: Chu kì

- HS: Quan sát bảng tuần hoàn.

- GV: BTH có 7 hàng ngang, mỗi hàng là 1 chu kì.

- GV lấy ví dụ các nguyên tố trong chu kì 2 và 3. Yêu cầu HS viết cấu hình e lớp ngoài cùng.

- 2 HS lên bảng viết.

- GV?: Có nhận xét gì về đặc điểm các nguyên tố trong cùng một chu kì?

- HS rút ra được STT chu kì = số lớp e. - GV: Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì? Số nguyên tố trong mỗi chu kì?

- HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 5: Nhóm nguyên tố

- GV: Bảng tuần hoàn chia thành 18 cột, kí hiệu từ IA → VIIIA, IB → VIIIB. Đó là các nhóm.

- GV lấy ví dụ hướng dẫn HS xác định STT một số nguyên tố nhóm A, yêu cầu HS rút ra cách xác định.

- HS trả lời.

- GV giải thích tại sao 8 nhóm B lại chiếm 10 cột của BTH.

HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học lớp 10 kì 1 (Trang 28 - 29)