Cơ quan quản lý lao động nước ngoài tại Singapore

Một phần của tài liệu chính sách quản lý lao động nước ngoài của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 67)

5 lao động nước ngoài/1 lao động toàn thời gian trong

2.3.3.1.Cơ quan quản lý lao động nước ngoài tại Singapore

Hiện nay, Bộ Lao động (MOM) là cơ quan quản lý cao nhất có chức năng hoạch địch, quản lý và phát triển nguồn nhân lực Singapore. Lao động nước ngoài được quản lý dựa trên những điều lệ giữa Bộ Lao động và các cơ quan, đơn vị trực thuộc được thể hiện thông qua bộ máy hoạt động như sau:

Nguồn: Bộ Lao động Singapore. Http://www.mom.gov.sg

Trách nhiệm, vai trò của Bộ Lao động Singapore được thể hiện qua hai nhiệm vụ: (1) Giúp đội ngũ lao động Singapore có đủ khả năng đối phó với những thách thức của nền kinh tế toàn cầu hoá trong thế kỷ 21; từ đó trang bị cho họ những kỹ năng, đem đến cho họ cơ hội phát triển tiềm năng, thăng tiến trong sự nghiệp, duy trì kinh tế gia đình ổn định. (2) Góp phần cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo về năng lực trong một nền kinh tế cạnh tranh, thông qua việc mở rộng đội ngũ nhân tài, kiểm soát việc xuất-nhập cảnh, cư trú của lao động nước ngoài và thúc đẩy công tác quản lý nhân lực hiệu quả, tích cực. Những nhiệm vụ nêu trên của Bộ Lao động Singapore giúp duy trì một xã hội Singapore bền chặt.

Đặc biệt, ngoài các cơ quan, đơn vị khác trực thuộc Bộ Lao động Singapore thì Cục Cấp phép lao động (WPD), Cục Quản lý lao động nước ngoài (FMND) và Cục Nhân lực quốc tế (IMD) đảm nhận việc quản lý, giám sát lao động nước ngoài tại Singapore. Cụ thể:

Cục Cấp phép lao động (WPD) giải quyết các thủ tục hành chính

trong việc cấp Giấy phép lao độnglao động cho lao động nước ngoài. WPD có nhiệm vụ phát triển cơ cấu quản lý nhân lực nước ngoài hiệu quả, năng động, có hiệu suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Singapore

- Cục Cấp phép lao động (WPD) quy định và tạo điều kiện cho việc thuê lao động nước ngoài tại Singapore thông qua việc quản lý 03 loại giấy phép là: Giấy phép lao động, Thẻ S và Thẻ việc làm.

Cục Quản lý lao động nước ngoài (FMND) chịu trách nhiệm chính

trong việc đảm bảo quyền lợi của lao động nước ngoài tại Singapore. FMMD phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Bộ khác bao gồm: Vụ Chiến lược và chính sách công sở, Cục Cấp phép lao động, Cục An sinh và An toàn lao động; Cục Quan hệ lao động và Công sở, với mục tiêu nâng cao chất lượng môi trường làm việc cho lao động nước ngoài cũng như đảm bảo tuân thủ những chính

- FMND có 3 chức năng chính:

• Quản lý và bảo hộ cho nhân lực nước ngoài trong các hoạt động như: Tuyển dụng/lao động bất hợp pháp, Ăn ở/điều kiện làm việc/thể chất của lao động, Bỏ việc/trốn việc

• Đảm bảo hoạt động chuyên nghiệp của ngành Công nghiệp Môi giới lao động bằng việc giám sát điều kiện và quy định cấp phép môi giới lao động, thực hiện luật môi giới lao động, và phát triển, thực hiện hệ thống trước những sai sót.

• Tăng cường năng lực thi hành luật bằng việc tổ chức tốt công tác giám sát và cưỡng chế; tiến hành kiểm toán các cơ quan môi giới lao động và chủ lao động của các lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động.

- FMND gồm 4 phũng: Phũng Thanh tra lao động, Phòng An sinh Phòng Hoạch định và phát triển tổ chức, Phòng Quản lý doanh nghiệp chú trọng đến điều kiện an sinh của lao động nước ngoài trong thời gian sinh sống và làm việc tại Singapore.

Cục Nhân lực quốc tế (IMD) có nhiệm vụ thu hút nguồn nhân lực

nước ngoài có chuyên môn cao, là người nước ngoài hoặc người Singapore tại nước ngoài. IMD phối hợp với các cơ quan đối tác để hiểu nhu cầu tuyển dụng lao động của họ và giúp những đối tác đó mở rộng mạng lưới nhân tài toàn cầu.

Một phần của tài liệu chính sách quản lý lao động nước ngoài của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 67)