Singapore là quốc gia không có nguồn tài nguyên đáng kể nào ngoài cảng biển nước sâu, nhưng bù lại Singapore lại có vị trí địa lý thuận lợi, mang tính chiến lược. Cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống chính trị ổn định, chính sách của chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài vào Singapore. Lực lượng lao động siêng năng, cần cù, quan hệ lao động hài hòa đã tạo điều kiện cho Singapore trở thành một trung tâm thương mại và tài chính quốc tế. Công nghiệp hóa đã được tiến hành vào những năm 1960 đã biến đổi nền kinh tế từ tập trung và phân phối hàng hóa thành một nền kinh tế đa dạng theo cơ chế thị trường.
Nhà nước Singapore theo đuổi đường lối kinh tế tự do, mở rộng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện chính sách công nghiệp hóa và đa dạng hóa kinh tế. Sau gần 30 năm thực hiện, nền kinh tế Singapore đã đạt thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của cả thế giới. Thập niên 1960, tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Singapore là 8,4%. Sang thập kỷ 1970 là 9,4% và thập kỷ 1980 là 8,2%. Kinh tế phát triển đã nâng cao rõ rệt mức sống của nhân dân. Năm 1991, tổng sản lượng bình quân đầu người vượt quá 15.000
USD, đứng đầu Đông Nam Á, trở thành một trong bốn “con rồng châu Á”. Đối với toàn thế giới, Singapore cũng là một “ngụi sao mới” tỏa sáng, được gọi là “nước công nghiệp mới”, trở thành tấm gương cho các nước đang phát triển.
Ngày nay, Singapore là một trung tâm công nghiệp, thương nghiệp, giao lưu hàng hóa và tiền tệ, du lịch sôi động ở Đông Nam Á. Sau khi giành được độc lập, Singapore ra sức tranh thủ thời cơ và sức mạnh, vận dụng vị trí địa lý thuận lợi và sức lao động phong phú dồi dào, ra sức phát triển ngành công nghiệp gia công về vận tải và mậu dịch. Singapore cú các khu chế xuất, đóng tàu, sửa chữa tàu, thăm dò dầu khí, là trung tâm chế tạo giàn khoan đế bằng thăm dò dầu khí, chiếm 1/3 số lượng giàn khoan loại này trên thế giới. Cả nước có 7 nhà máy lọc dầu, mỗi năm lọc khoảng 50 triệu tấn dầu, đứng vào hàng thứ ba về trung tâm lọc dầu, sau Mỹ và Hà Lan. Tuy ngành công nghiệp điện tử Singapore đi sau các ngành công nghiệp khác nhưng rất phát đạt. Các mặt hàng như máy tính, máy vi tính, các sản phẩm điện tử của Singapore đều có bán ở khắp nơi trên thế giới, giá trị sản lượng đứng đầu các nước Đông Nam Á.
Với cảng biển chuyển tải lớn nhất khu vực, đây là một nguồn lợi lớn của Singapore. Cảng rộng và sâu, tàu 10.000 tấn cập bến dễ dàng. Hiện có hơn 250 luồng tàu của hơn 370 hải cảng và có hơn 150 công ty hàng hải của hơn 80 nước đặt trạm hàng hải tại đây. Trung bình cứ 10 phỳt cú một chuyến tàu ra vào. Việc vận chuyển container ở Singapore phát triển rất nhanh, xuất và nhập hơn 100 triệu tấn, đứng đầu thế giới.
Singapore còn là trung tâm hàng không nối liền châu Âu, châu Á và châu Đại Dương, nối đường hàng không với 53 nước và 101 thành phố trên thế giới, là một quốc gia có ngành hàng không dân dụng phát triển nhất ở châu Á, chỉ sau Nhật Bản.
Việc lưu thông, giao dịch tiền tệ ở Singapore cũng rất phát đạt. Năm 1968, Singapore thành lập trung tâm thị trường USD châu Á, thu hút nguồn
đụla ở khu vực, đồng thời cho các nước vay rộng rãi. Do lãi suất tiền gửi cao, đáng tin cậy, lại có thủ tục gửi tiền vào và lấy tiền ra dễ dàng nên nguồn tiền từ nước ngoài dồn dập gửi vào Singapore. Hiện nay, có hơn 130 ngân hàng nước ngoài đặt chi nhánh tại Singapore, hơn 500 công ty đa quốc gia và rất nhiều công ty tài chính khác như công ty chứng khoán mới thành lập, công ty giao dịch tiền tệ, công ty tài chớnh…, đưa Singapore trở thành một trung tâm giao dịch tiền tệ quốc tế sánh ngang cùng Hong Kong.
Du lịch cũng là một ngành kinh tế phát triển thịnh vượng của Singapore với thu nhập của ngành này là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu. Singapore trở thành trạm trung chuyển du lịch ở Đông Nam Á và là trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế. Với dân số khoảng 5 triệu người (năm 2010), không có núi sông đẹp nổi tiếng, cũng không có di tích cổ xưa, vậy mà mỗi năm, Singapore đón hơn 4 triệu khách du lịch. Singapore thu hút khách du lịch bởi thành phố xanh-sạch-đẹp, quang cảnh xinh xắn, nên thơ. Từ năm 1971, Singapore phát động phong trào “làm đẹp thành phố như vườn hoa”. Hàng năm, tuần đầu của tháng 11 là tết trồng cây, quan chức nhà nước và nhân dân đều hăng hái tham gia hoạt động trồng cây này. Ngày nay, các đường phố lớn đều có hàng cây xanh rợp bóng. Hai bên đường, trước nhà, sau nhà, đâu đâu cũng phủ màu xanh mát, hoa lá chen nhau, không một khoảng trống. Singapore còn biết kết hợp cảnh quan thiên nhiên với màu sắc văn hóa dân tộc độc đáo, mở ra nhiều tụ điểm du lịch với những thắng cảnh du lịch mang tính tổng hợp, rộng gần 3 km2. Ở đó có những bãi bơi như biển, nhà trưng bày các giống san hô và vỏ ốc, nhà trưng bày mẫu côn trùng trên thế giới, viện bảo tàng hải dương học, sân băng mùa hè, hồ nước nhân tạo, nhà nghỉ mát, vườn vui chơi của trẻ em, làng nghệ thuật.