Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách quản lý lao động nước ngoài tại Singapore:

Một phần của tài liệu chính sách quản lý lao động nước ngoài của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 70 - 72)

- IMD giám sát một mạng lưới các Phòng liên lạc Singapore tại Boston,

2.3.3.2. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách quản lý lao động nước ngoài tại Singapore:

lao động nước ngoài tại Singapore:

Singapore tiến hành, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách quản lý lao động nước ngoài tại Singapore thông qua đối tượng quản lý trực tiếp của lao động nước ngoài là chủ lao động, đối chiếu với trách nhiệm của họ được quy định tại Bộ luật lao động người nước ngoài (Employment of Foreign Workers Act - EFWA) và Luật tuyển dụng lao động nước ngoài (Employment of Foreign Manpower Act - EFMA)

Chủ lao động có trách nhiệm đăng ký xin cấp phép lao động cho lao động nước ngoài được tuyển dụng. Những chủ lao động không thực hiện quy định trên sẽ phải đối mặt với những truy cứu pháp luật. Nếu vi phạm lần đầu, chủ lao động đó tối đa sẽ phải chịu nộp phạt 48 tháng tiền thuế lao động, tối thiểu bị phạt tù 12 tháng hoặc cả hai hình phạt trên. Nếu vi phạm ở những lần tiếp theo, chủ lao động sẽ phải đối mặt với án tù 12 tháng ngoài việc phải nộp phạt 48 tháng tiền thuế lao động. Các cơ quan doanh nghiệp bị phát hiện tồn tại những yếu kém trong quản lý giấy phép lao động sẽ chịu trách nhiệm nộp phạt ít nhất 48 tháng tiền thuế của lao động nước ngoài.

Chủ lao động bắt buộc phải đóng 5.000 USD tiền đặt cọc an ninh cho mỗi lao động nước ngoài được thuê, và khoản tiền trên sẽ được hoàn lại nếu lao động hồi hương hoặc trong trường hợp giấy phép của lao động bị thu hồi. Khoản tiền đặt cọc an ninh này sẽ bị mất nếu lao động nước ngoài mất tích và chủ lao động không thể triệu hồi những lao động này trong vòng 1 tháng,

hoặc trong trường hợp giúp việc gia đình là người nước ngoài sinh con tại Singapore.

Với những quy định của Luật tuyển dụng lao động nước ngoài, chủ lao động bắt buộc phải giữ một cuốn sổ thông tin cập nhật về những lao động nước ngoài được tuyển dụng để cung cấp cho cơ quan thanh tra khi được yêu cầu. Trong trường hợp có lao động mất tích, chủ lao động phải báo cáo tình hình cho Bộ Lao động trong vòng 7 ngày. Hoạt động này tạo điều kiện cho công tác quản lý lao động nước ngoài hiệu quả của Bộ Lao động Singapore. Như đã đề cập ở trên, khoản tiền đặt cọc an ninh sẽ bị mất nếu lao động nước ngoài mất tích không được tìm thấy và hồi hương.

Khi lao động hết hạn hợp đồng, chủ lao động được yêu cầu phải hoàn lại Giấy phép lao động cho Phòng Quản lý Giấy phép lao động trong vòng 7 ngày. Người nước ngoài không có Giấy phép lao động bị cấm làm việc tại Singapore và yêu cầu phải quay trở về nước sở tại ngay khi nhận được hết các khoản lương, thưởng. Chủ doanh nghiệp phải sát sao với sự hiện diện của những đối tượng trên và sẽ bị liên đới trách nhiệm nếu bị phát hiện có lao động nước ngoài không được phép lao động trong doanh nghiệp mình. Trên thực tế, nếu bất cứ người nước ngoài nào được phát hiện trong cơ sở kinh doanh của một doanh nghiệp thì mặc nhiên lao động đó được xem là đang làm việc cho doanh nghiệp đó nếu không đưa ra được lý do thuyết phục. Điều này góp phần ngăn cản những rắc rối có thể phát sinh bởi lao động bất hợp pháp tại Singapore. Luật nhập cảnh quy định rõ nếu một người nhập cư trái phép được phát hiện trong cơ sở kinh doanh nào thì chủ cơ sở kinh doanh đó được xem là đó thuờ lao động nhập cư trái phép dù biết điều đó là vi phạm pháp luật. Luật nhập cảnh cũng quy định về mức phạt đối với vi phạm trên gồm xử phạt hành chính rất nặng, phạt tù hoặc cả hai. Nếu ai cố tình bao che, giúp đỡ người nhập cư trái phép thì cũng sẽ chịu phạt hành chính rất nặng hoặc phạt tù. Chính vì vậy, chủ nhà cũng như chủ lao động cần xác minh thẻ nhập cư

của người thuê nhà cũng như giấy phép của lao động trước khi tuyển dụng lao động đó.

Một lưu ý quan trọng đối với lao động nước ngoài được quy định trong Giấy phép lao động là lao động nước ngoài không được kết hôn với công dân Singapore cũng như lao động nước ngoài khác, nếu trước đó không được Phòng Quản lý Giấy phép lao động cấp phép. Nếu vi phạm quy định trên, lao động đó sẽ bị trục xuất và bị cấm nhập cảnh Singapore. Những lao động nữ cũng không được mang thai hay sinh con trong thời gian làm việc tại Singapore, nếu vi phạm sẽ bị trục xuất và có khả năng bị mất khoản tiền đặt cọc an ninh do chủ lao động đóng cho họ trước khi thực hiện hợp đồng lao động. Lao động nước ngoài cũng không được tham gia các hoạt động tập thể có tính chất chống đối, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức; ngược lại sẽ bị thu hồi giấy phép lao động.

Một phần của tài liệu chính sách quản lý lao động nước ngoài của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w