Tình hình lao động nước ngoài của Singapore

Một phần của tài liệu chính sách quản lý lao động nước ngoài của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 53)

Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất thế giới. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay từ khi mới lên cầm quyền, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, trong suốt những năm qua, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nước ngoài đã trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore.

Là quốc gia được tạo dựng nên từ những người nhập cư, Singapore chào đón tất cả những ai có thể đóng góp phần mình vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, với dân số quỏ ớt (khoảng 5 triệu dân), tỷ lệ sinh liên tục sụt giảm, Singapore rơi vào cuộc khủng hoảng dân số. Rõ ràng, tình trạng dân số cũng như nguồn lực lao động bị "co lại" sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra nguy cơ khủng hoảng thiếu nhân tài.

Tự nhận biết người tài trong nước là có giới hạn, lãnh đạo Singapore bắt tay ngay vào việc hoạch định chính sách sử dụng người nhập cư (hay còn gọi là chính sách tuyển mộ nhân tài nước ngoài) như đòn bẩy về nhân khẩu học để bù vào sự thiếu hụt lực lượng lao động bản địa.

Hơn thế, lãnh đạo nước này còn xác định rõ rằng nhân tài "ngoại" không chỉ là "nguồn vốn đặc biệt" về kinh tế, mà họ còn là "động lực mạnh mẽ cho Singapore phấn đấu liên tục vì những chuẩn cao hơn" Thêm nữa, những người nhập cư cũng góp phần đem lại "sự phong phú, đa dạng, mang thêm màu sắc, sự giàu có và hương vị cho đời sống văn hoá của Singapore".

Singapore mở cửa tiếp nhận lao động nước ngoài từ những năm 1970 với mục đích tăng số lượng cũng như chất lượng của lao động trong nước. Theo số liệu của Bộ Lao động Singapore công bố năm 2011, tính đến hết tháng 9/2011, số lao động nước ngoài tại Singapore là 2,000,000 người – chiếm khoảng 40% lực lượng lao động của quốc gia này. Những số liệu về lao động nước ngoài không bao gồm những người được cấp Thẻ cư trú (PR) hay quốc tịch bởi những lao động đã nhập quốc tịch được gọi là lực lượng lao động trong nước. Theo Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Bộ Nội vụ Wong Kan

Seng, trung bình hàng năm có gần 40,000 người được cấp Thẻ cư trú và 8,000 người được nhập quốc tịch Singapore trong khoảng thời gian 2005 – 2011, trong số đó nhiều người là lao động lành nghề, có chuyên môn cao được cấp Thẻ làm việc tại Singapore.

Chính phủ Singapore đã nới lỏng một cách đáng kể những giới hạn đối với lao động nước ngoài để thu hút nhân tài đến sinh sống và làm việc. Trong năm 2004 – 2005, lao động nước ngoài tại Singapore tăng từ 3,6% lên 8% đối lập với tỉ lệ lao động trong nước chỉ tăng từ 3,2% lên 4,0% (theo Bộ Lao động Singapore 2007b). Trong một bước tiến mới, Chính phủ Singapore công bố ý định muốn thu hút thêm nhân tài đến sống và làm việc tại quốc gia này vừa để tăng dân cư trong nước (do năm 2004 – 2005, tỉ lệ sinh của Singapore đã rơi xuống mức 1.25 trẻ sơ sinh/bà mẹ) vừa để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong thế giới toàn cầu hóa với đội ngũ lao động vừa đông đảo vừa có chuyên môn cao (Straits Times Interative, 27/8/2006; Straits Times Interative, 3/3/2007). Đồng thời, Singapore cũng mong muốn tăng số lượng lao động phổ thông và lao động có chuyên môn thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng để thực hiện kế hoạch cải tạo Singapore, đáp ứng cơ sở hạ tầng cho dân số mong muốn là 6,5 triệu người trong tương lai và triển khai dự án xây dựng những khu nghỉ mát liên hợp tại Singapore.

Chính phủ Singapore tuyển chọn nhân tài dựa trên năng lực, khả năng đóng góp vào sự phát triển của đất nước này chứ không phân biệt quốc tịch, chủng tộc của người nhập cư. Trong 5 năm qua, Singapore đã thu hút được một bản danh sách ấn tượng những nhà khoa học lỗi lạc của thế giới. Nói đến nhân tài nước ngoài ở Singapore, có lẽ không thể không kể đến những nhà giải phẫu thần kinh học, các lập trình viên phần mềm, các giám đốc ngân hàng, cỏc siờu chuyên gia tầm cỡ thế giới và các giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.

Không phải ngẫn nhiên tạp chí Foreign Policy xếp Singapore là quốc gia toàn cầu hóa nhất trên thế giới. Với một chính sách bài bản và đúng đắn

như vậy, Singapore xứng đáng với tên gọi "Trung tâm thu hút nhân tài" của thế giới.

Một phần của tài liệu chính sách quản lý lao động nước ngoài của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 53)

w