Chính sách thương mại và đầu tư của Singapore 1 Chính sách thương mạ

Một phần của tài liệu chính sách quản lý lao động nước ngoài của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 85 - 88)

- IMD giám sát một mạng lưới các Phòng liên lạc Singapore tại Boston,

2.4.2.Chính sách thương mại và đầu tư của Singapore 1 Chính sách thương mạ

2.4.2.1. Chính sách thương mại

Là một trong bốn con rồng của châu Á, Singapore nổi lên như một điểm sáng về phát triển kinh tế. Mặc dù là một quốc đảo nhỏ và nghèo tài nguyên nhưng với việc thực hiện thành công mô hình chính sách tự do hóa thương mại và thúc đẩy xuất khẩu Singapore đã xây dựng được một nền thương mại năng động, hiện đại và vững mạnh, từ đó trở thành một điển hình cho nền kinh tế khu vực và thế giới.

Thành lập Cục Xúc tiến thương mại Singapore:

Cục Xúc tiến thương mại Singapore (TDB) được thành lập vào năm 1983. TDB chịu trách nhiệm chính trong việc thúc đẩy Singapore tiến nhanh trên đấu trường thương mại quốc tế, bảo vệ quyền lợi kinh tế của đảo quốc, đồng thời giới thiệu sản phẩm của Singapore trên khắp thế giới. Trong những năm qua, TDB đã nói lên tiếng nói của mình tại các tổ chức thương mại quốc tế nhằm bảo vệ và nâng cao quyền lợi thương mại của Singapore. TDB cũng chú trọng mở rộng hoạt động ngoài nước. Hiện nay TDB có hơn 30 văn

phòng thương mại trên khắp thế giới, với chức năng quảng bá cho nền thương mại Singapore và quan trọng hơn cả là hỗ trợ các công ty Singapore trong giao thương quốc tế. Sự hỗ trợ này được thể hiện một cách nhuần nhuyễn và đa dạng thông qua các đoàn công tác, các hội chợ thương mại để tìm cơ hội hợp tác và đầu tư. Tính đến nay, đó cú hơn 140 công ty trên thế giới đặt cơ quan đầu não của họ tại Singapore. Nhiều công ty khác đang toan tính làm việc này. Chính quyết định đặt trụ sở của họ tại Singapore đã góp phần biến đảo quốc này thành một trung tâm thương mại quốc tế. Về mặt hàng hải, Singapore là hải cảng bận rộn nhất thế giới, đồng thời là một trung tâm dịch vụ hậu cần và vận chuyển quốc tế.

Thực hiện tự do hóa thương mại thông qua cắt giảm thuế quan:

Singapore tích cực tham gia vào hoạt động của các tổ chức thương mại đa phương hay khu vực như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác Kinh tế chõu Á-Thỏi Bỡnh dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Các nỗ lực song phương cũng được thực hiện với các tổ chức và chính phủ nước ngoài nhằm mục đích trao đổi thông tin, tự do hoá thương mại, tiến đến hợp tác đầu tư.

Chính sách cắt giảm thuế quan được Singapore thực hiện đúng với lộ trình đã quy định của các tổ chức mà Singapore tham gia. Hiện nay, Singapore được coi là thị trường tự do nhất khu vực Đông Nam Á. Singapore còn là thị trường xuất nhập khẩu hoàn toàn tự do, 96% hàng hóa xuất nhập khẩu không có thuế (thuế suất = 0). Nhờ việc thực hiện thành công chính sách tự do hóa thương mại thông qua cắt giảm thuế quan, hoạt động thương mại quốc tế của Singapore ngày càng được mở rộng tới các quốc gia và cỏc vựng lãnh thổ.

Đối tác thương mại:

+ Thời kì trước 1990: chú trọng phát triển quan hệ thương mại với Tây Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Chính sách này khá thành công vì quan hệ với các nước phát triển đã mang lại cho Singapore nhiều lợi thế: nhận được viện trợ cũng như các khoản đầu tư rất là lớn từ các nước này (đặc biệt là Hoa Kỳ). Singapore đã được các nước phát triển cho hưởng quy chế tối huệ quốc về thương mại trong suốt một thời gian dài. Những nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu là những thị trường lớn của Singapore (chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1989) đó giỳp nền kinh tế Singapore tăng trưởng với tốc độ cao.

Tuy nhiên, việc chú trọng phát triển quan hệ thương mại với các nước phát triển làm Singapore phụ thuộc rất lớn vào các nước này về vốn, công nghệ, thị trường (vốn đầu tư nước ngoài chiếm 85% tổng vốn đầu tư, chủ yếu là từ các nước trên).

+ Thời kì sau năm 1990:

Tình hình thế giới có nhiều biến động: Liờn Xụ tan rã, kết thúc chiến tranh lạnh, trên thế giới xuất hiện nhiều xu thế hòa bình, hợp tác, cùng phát triển

Việc thay đổi trong đối tác thương mại của Singapore là đúng đắn: không chỉ với các nước phát triển trước đây (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu) mà còn với các nước đang phát triển, nhằm tìm kiếm các thị trường mới, tránh phụ thuộc vào thị trường các nước phát triển.

Singapore đã thực hiện thành công mô hình chính sách tự do hóa thương mại và thúc đẩy xuất khẩu. Điều đó được chứng minh qua những thành tựu về thương mại mà Singapore đạt được. Hiện nay Singapore được xem như là trung tâm thương mại, đầu tư của khu vực. Giá trị xuất khẩu của Singapore so với giá trị xuất khẩu của các quốc gia khác chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của các quốc gia mà Singapore xuất khẩu sang, ví dụ: xuất khẩu sang các nước châu Á giai đoạn 1999-2007 chiếm 50%, sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kụng trung bình 16% trong giai đoạn này. Năm 2010, lượng hàng hóa XK tăng 23% và tăng cao nhất trong 7 năm gần đây (theo Bloomberg). Trong bốn thập kỷ qua, tăng trưởng GDP

bình quân của Singapore đã đạt 10%, giá trị xuất khẩu cao gấp 3 lần GDP của Singapore. Đó là những thành tựu vô cùng giá trị của Singapore mà nhiều nước phải nể phục và học tập.

Bảng 2.5: Tổng thương mại xuất khẩu của Singapore qua vài năm

Đơn vị: triệu đụla Singapore

2008 2009 6 tháng đầu năm 2010

Tổng thương mại xuất nhập khẩu Tăng trưởng (%) + Nhập khẩu Tăng trưởng (%) + Xuất khẩu Tăng trưởng (%) 715.722,8 13,8 333.190,8 13,6 382.532,0 14,0 810.483,3 13,2 378.924,1 13,7 431.559,2 12,8 404.782,1 - 188.142,8 - 216.639,3 -

Trong đó: theo khu vực + Với Châu Á

+ Với Châu Mỹ + Với Châu Âu

+ Với Châu Đại Dương + Với Châu Phi

497.422,5 92.042,7 94.261,6 25.174,7 6.821,2 564.005,6 108.280,8 101.007,7 29.084,5 8.104,7 - - - - -

(Nguồn: www.mom.gov.sg.(13/9/2010), International Enterprise Singapore)

Một phần của tài liệu chính sách quản lý lao động nước ngoài của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 85 - 88)