70,6 III LĐ có giấy phép LĐ phân theo ngành nghề 100,

Một phần của tài liệu chính sách quản lý lao động nước ngoài của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 102 - 105)

II Số LĐ có trình độ chuyên môn KT cao được cấp giấy phép LĐ

1.800 70,6 III LĐ có giấy phép LĐ phân theo ngành nghề 100,

III LĐ có giấy phép LĐ phân theo ngành nghề 1.800 100,0

1 Giày da, may mặc 432 24,0

2 Giáo dục 300 16,6

3 Công nghệ cao 100 5,6

4 Tài chính, ngân hàng, chứng khoán 90 5,0

5 Các ngành khác 878 48,8

Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh

Các ngành nghề lao động nước ngoài tham gia rất đa dạng. Đối với ngành giày da, may mặc có khoảng 432 người, chiếm 24,12%, chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan. Ngành giáo dục có khoảng 300 lao động chiếm khoảng 16,6%, chủ yếu tập trung vào lao động châu Âu quốc tịch Anh, Australia, Mỹ, Canada và New Zealand. Ngành công nghệ cao có khoảng 100 lao động, chiếm gần 6%, chủ yếu từ Nhật, Mỹ, Đan Mạch. Còn lại là ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán khoảng 90 người chiếm gần 5%.

Lao động nước ngoài đến thành phố làm việc có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao chiếm tỷ lệ lớn với gần 64%. Lao động có trình độ cao đẳng và giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc chiếm 36%, đặc biệt tập chung vào lao động Đài Loan, Trung Quốc trong ngành may mặc...

Bảng 3.6: Lao động quốc tịch châu Phi tại TP. Hồ Chí Minh Năm Số lượng

(người)

Tỷ lệ tăng

(%)

Tỷ lệ có giấy phép LĐ (%) 2005 2.893 >60,00 Hầu như không có

2006 3.119 7,812007 4.080 30,81 2007 4.080 30,81 2008 5.845 43,26

Nguồn: http://vnEconomy.vn ( 04/12/2008), Lao động phổ thông đang vào Việt Nam.

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, qua thanh tra rà soát tình hình sử dụng lao động nước ngoài tại 3.765 doanh nghiệp (DN), tổ chức, văn phòng đại diện..., tổng số lao động nước ngoài tại các doanh nghiệp điều tra của

TP.HCM là 16.055 người. Trong đó, tỉ lệ lao động nước ngoài chưa có giấy phép chiếm 13,8% (2.219/16.055 người).

Đáng lo nhất là tình trạng các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài cố tình bỏ qua các quy định về tuyển dụng và sử dụng lao động, từ đó tuyển dụng lao động không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định.

Đặc biệt, nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực giày da, may mặc… không cần tuyển dụng lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn cao mà chủ yếu chỉ dựa trên cơ sở kinh nghiệm. Nhiều cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo ngoại ngữ tuyển dụng, sử lao động nước ngoài không báo cáo hoặc đề nghị cấp phép lao động.

Trên đây là số lao động nước ngoài được các địa phương báo cáo là những lao động có đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam và đã đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất để xin giấy phép lao động. Còn những đối tượng lao động nước ngoài phổ thông không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam, vào Việt Nam làm việc bằng nhiều con đường và hình thức khác nhau, thì chưa được các địa phương tổng hợp và báo cáo. Vấn đề tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã và đang được Chính phủ, các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, nhất là trong thời gian gần đây.

Trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, có một số vấn đề nảy sinh như sau:

* Đối với các địa phương

Thực hiện các quy định của pháp luật về lao động nước ngoài chưa nghiêm: Một số địa phương xác nhận đối tượng không phải cấp giấy phép lao động sai quy định; hoặc áp dụng “linh hoạt” khi cấp giấy phép lao động, như cho nợ phiếu lý lịch tư pháp hay các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động; hoặc khi gia hạn giấy phép lao động, không kiểm tra kỹ việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo người lao động Việt Nam để thay thế.

Theo dõi và quản lý lao động nước ngoài chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời và thiếu sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành, các đơn vị ở địa phương: Có những trường hợp các nhà thầu phụ của nước ngoài chưa được cấp giấy phép thầu nhưng vẫn hoạt động như bình thường. Đặc biệt, có những trường hợp chủ đầu tư khoán trắng cho nhà thầu chính; nhà thầu chớnh thuờ nhà thầu phụ và mọi hoạt động liên quan đến tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài do nhà thầu phụ tự quyết định, chính quyền địa phương không có ý kiến, dẫn đến tình trạng các nhà thầu phụ này sử dụng bao nhiêu lao động nước ngoài thì chủ đầu tư và nhà thầu chính cũng không biết. Đây là sự buông lỏng trong quản lý của địa phương và chủ đầu tư.

Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam thông qua nhiều cửa khẩu và do nhiều cơ quan quản lý. Chẳng hạn, qua các cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng… do Cục Xuất nhập cảnh - Bộ Công an quản lý; qua các cửa khẩu biên giới do Bộ đội Biên phòng quản lý; và có không ít trường hợp qua đường biên vào Việt Nam làm việc. Khi người nước ngoài vào Việt Nam, họ có quyền đi lại, tạm trú ở bất cứ đâu mà pháp luật không cấm, do đó, nếu không có sự phối hợp giữa các cơ quan, sự theo dõi sát sao của các địa phương, cơ sở thì rất khó cho việc quản lý họ.

Thực hiện chế độ báo cáo không đầy đủ, không đúng quy định: Theo quy định tại Nghị định số 34/2008/NĐ-CP, ngày 25-3-2008, của Chính phủ và Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH, ngày 10-6-2008, của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và gửi báo cáo định kỳ 6 tháng và cả năm tình hình lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn quản lý về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, số lượng Sở Lao động, Thương binh và Xã hội gửi báo cáo là không nhiều.

Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm còn rất hạn chế: Nhiều địa phương thiếu chủ động trong thanh tra, kiểm tra về lao động nước ngoài, mà

chỉ tham gia với các đoàn thanh tra cấp bộ; việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động về lao động nước ngoài chưa nhiều.

Chưa có nhiều đề xuất với Uỷ ban nhân dân, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan để có những giải pháp quản lý lao động nước ngoài.

* Đối với người sử dụng lao động

Nhiều doanh nghiệp, tổ chức tuyển lao động nước ngoài chưa thực hiện đúng pháp luật Việt Nam: Không thông báo nhu cầu tuyển lao động trờn cỏc bỏo; khụng cung cấp đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động cho lao động nước ngoài biết và thực hiện; tuyển cả lao động nước ngoài không có các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhất là lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật; không thực hiện đúng trình tự thủ tục tuyển lao động, trong đó đặc biệt là đối với các nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam.

Không làm thủ tục đề nghị cấp, gia hạn giấy phép lao động kịp thời cho lao động nước ngoài. Khi được cơ quan chức năng yêu cầu thì đưa ra nhiều lý do để trì hoãn và thiếu tích cực thực hiện.

Người sử dụng lao động không báo cáo đầy đủ, kịp thời việc sử dụng lao động nước ngoài theo quy định.

* Đối với người lao động nước ngoài

Người lao động nước ngoài chưa nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật lao động Việt Nam do người sử dụng lao động cung cấp; chưa chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để làm các thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động; đối với những người nước ngoài đã vào Việt Nam, nay có nhu cầu làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam thì cũng không chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và làm thủ tục để đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định.

Một phần của tài liệu chính sách quản lý lao động nước ngoài của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w