Quá trình xây dựng và ban hành chính sách quản lý lao động nước ngoài ở Singapore

Một phần của tài liệu chính sách quản lý lao động nước ngoài của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 57 - 59)

nước ngoài ở Singapore

Với chính sách tìm kiếm lao động linh hoạt, Singapore đã và đang phát triển một hệ thống quản lý lao động nước ngoài hiệu quả, thường xuyên được cải cách, sử dụng hệ thống lập pháp và các biện pháp hành chính như những công cụ quản lý hiệu quả lao động nước ngoài cả về số lượng và chất lượng.

Đặc điểm chính của chính sách lao động Singapore là hạn chế tuyển dụng lao động nước ngoài có chuyên môn thấp, trong khi tạo mọi điều kiện thuận lợi và ưu đãi nhằm thu hút lao động có chuyên môn cao. Theo quy định, lao động có tay nghề thấp có mức lương dưới 2.000 USD. Việc tuyển dụng lao động loại này hướng vào một số nước, một số ngành cụ thể và chịu một số hạn chế. Trong khi đó, chính phủ hết sức khuyến khích tuyển dụng những lao động có tay nghề cao với mức lương trên 2.000 USD. Nếu được chủ lao động

nhận, lao động diện này được cấp Giấy phép lao độngngay chỉ trong vài ngày và được quyền cho người thân sang sống cùng.

Qua đó, có thể nói, lực lượng lao động tại Singapore được chia làm 2 nhóm: lao động có chuyên môn cao và trung bình được cấp Thẻ việc làm; lao động không có chuyên môn hay chuyên môn thấp được cấp Giấy phép lao động. Những lao động được cấp Giấy phép lao động đã tạo nên lực lượng lao động đông đảo từ nước ngoài cho Singapore (VD: trong đầu năm 2008, số lao động được cấp Giấy phép lao động là 580,000 trong khi chỉ có 90,000 người được cấp Thẻ việc làm).

Singapore thi hành một chính sách quản lý lao động nước ngoài linh hoạt, hiệu quả bằng việc quy định một hệ thống Giấy phép lao động phù hợp với từng đối tượng lao động, ứng với ngành nghề, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và quốc tịch. Bên cạnh đó, để ngăn sự thay thế của lao động nước ngoài giá rẻ đối với lao động bản địa thiếu chuyên môn cần thiết, thường “kộn cỏ chọn canh”, Chính phủ Singapore quy định cụ thể tỉ lệ lao động nước ngoài so với lao động bản địa trong các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài.

* Giấy phép lao động (Work Permit): Những đối tượng lao động

được cấp Giấy phép lao động (còn gọi là Giấy phép R) được quy định tại Bộ luật lao động người nước ngoài (EWFA) và vì vậy thường được gọi là “lao động nước ngoài” tại Singapore. Bộ luật quy định những điều kiện đối với lao động nước ngoài, qua đó những lao động chấp nhận mức lương không quá 2.000 USD/thỏng (chủ yếu là lao động phổ thông hoặc lao động có tay nghề thấp) sẽ được đến làm việc tại Singapore. Giấy phép lao động được gia hạn 02 năm một lần.

Bảng 2.1: Hệ thống Giấy phép lao động tại Singapore.

Đơn vị: Tháng, ngày Ngành Hạn ngạch (tỉ lệ lđ nước

ngoài/lđ trong nước)

Lao động Thuế

Thuế (tháng)

Thuế (ngày)

Sản xuất Bậc cơ bản/Bậc 1: Khoảng 30% tổng số lao động Có kỹ năng 180 5.92 Không có kỹ năng 280 9.21 Bậc 2: Trên 30% đến 50% tổng số lao động Có kỹ năng 240 7.90 Không có kỹ năng 340 11.18 Bậc 3: Trên 50% đến 65% of tổng số lao động Có kỹ năng 450 14.80 Không có kỹ năng Xây dựng 7 lao động nước ngoài/1 lao

động toàn thời gian trong nước

Kỹ năng cao (1) và có MYE (3) 180 5.92 Kỹ năng (2) và có MYE (3) 230 7.57 Có kinh nghiệm và được miễn

MYE (4) 380 12.50

Hà ng hải

Một phần của tài liệu chính sách quản lý lao động nước ngoài của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w