Quá trình tổ chức thực hiện chính sách quản lý lao động nước ngoài ở Singapore

Một phần của tài liệu chính sách quản lý lao động nước ngoài của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 64)

5 lao động nước ngoài/1 lao động toàn thời gian trong

2.3.2. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách quản lý lao động nước ngoài ở Singapore

nước ngoài ở Singapore

Bộ Lao động Singapore thực hiện chính sách quản lý lao động nước ngoài thông qua việc ban hành Luật tuyển dụng lao động nước ngoài (Employment of Foreign Manpower Act), trong đó đặc điểm, điều kiện của từng đối tượng lao động cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ lao động được quy định chi tiết, cụ thể như sau:

1. Quy định đối với người lao động:

Về việc tuyển dụng lao động

• Lao động nước ngoài chỉ được phép làm việc cho chủ lao động cũng như ngành/nghề được quy định trong Giấy phép lao động.

• Lao động nước ngoài không được tham gia kinh doanh hoặc tự kinh doanh tại Singapore.

• Nếu lao động nước ngoài có nghề nghiệp được ghi trong Giấy phép lao động là dành cho “lao động bản địa” thì lao động nước ngoài đó chỉ được làm những công việc gia đình và sống tại nhà của chủ lao động.

• Ngoại trừ lao động nước ngoài có nghề nghiệp được ghi trong Giấy phép lao động là dành cho “lao động bản địa”, những lao động nước ngoài khác phải sống tại nơi ở do chủ lao động quy định trước khi thực hiện hợp đồng lao động. Lao động nước ngoài phải thông báo cho chủ lao động khi tự thay đổi địa chỉ nơi ở.

• Lao động nước ngoài sẽ được bác sỹ Singapore khám sức khoẻ khi được Phòng Quản lý Giấy phép lao động (thuộc Cục Cấp phép lao động) chỉ định. Nếu lao động nước ngoài được chứng nhận là không đảm bảo về sức khoẻ, Giấy phép lao động của người đó sẽ bị thu hồi.

• Trong bất cứ hoàn cảnh nào lao động nước ngoài cũng phải mang theo Giấy phép lao động và Thẻ cư trú bờn mỡnh và xuất trình khi cảnh sát yêu cầu.

• Lao động nước ngoài phải báo cáo với Phòng Quản lý Giấy phép lao động khi có cảnh sát yêu cầu xuất trình Giấy phép lao động cũng như khi được Phòng động yêu cầu báo cáo.

• Lao động nước ngoài phải thường xuyên báo cáo với Phòng Quản lý Giấy phép lao động về địa chỉ cư trú theo yêu cầu, quy định của Phũng trờn.

Về tư cách, đạo đức :

• Trong bất cứ hoàn cảnh nào thì lao động nước ngoài cũng không được kết hôn với công dân Singapore hay công dân có quốc tịch Singapore trong thời gian lao động tại Singapore, cũng như sau khi Giấy phép lao động hết hạn hoặc bị huỷ, bị thu hồi.

• Nữ lao động nước ngoài không được có thai hoặc sinh con tại Singapore dù cho Giấy phép lao động còn hạn hay đã hết hạn trừ trường hợp lao động nữ đú đó kết hôn với một công dân Singapore.

• Lao động nước ngoài không được dính líu đến những hoạt động trái pháp luật, trái đạo đức, luân thường đạo lý.

Tuy nhiên, có một chút khác biệt trong quy định đối với lao động được cấp Giấy phép lao động và lao động được cấp Thẻ việc làm. Lao động được cấp Giấy phép lao động không những không được kết hôn hay sinh con tại Singapore mà họ còn không được phép bảo lãnh cho thân nhân theo dạng thăm thân hay cư trú dài hạn. Tuy nhiên, con cái của những lao động diện này có cơ hội được học tập tại các trường quốc tế của Singapore nếu thi đỗ các kỳ thi chất lượng do những trường này tổ chức. Trong khi đó, lao động được cấp Thẻ việc làm được hưởng nhiều đặc quyền hơn vì họ không những được bảo

lãnh gia đình, vợ/chồng đến Singapore mà còn có thể đăng ký xin cấp thẻ cư trú hoặc quốc tịch cho bản thân và gia đình.

2. Quy định đối với người sử dụng lao động:

Như đã trình bày ở phần trên, chủ lao động phải đăng ký xin cấp Giấy phép cho mỗi lao động nước ngoài cũng như loại hình công việc mà họ được tuyển dụng. Bộ luật lao động người nước ngoài (EWFA) của Singapore quy định mỗi chủ lao động còn phải chi trả tiền thuế cho mỗi lao động nước ngoài được thuê, mức thuế này phụ thuộc vào chuyên môn, tay nghề của lao động nước ngoài cũng như ngành nghề mà lao động đó được tuyển dụng. Thực tế là lao động có chuyên môn càng thấp thì mức thuế phải đóng cho lao động này càng cao. Đặc biệt, chủ lao động chỉ được tuyển dụng lao động nước ngoài cho những ngành nghề khan hiếm lao động và khó khăn khi tuyển dụng lao động bản địa như gia công, sản xuất hàng hoá, đóng tàu hay xây dựng.

Căn cứ theo điều kiện của Giấy phép lao động, chủ lao động có trách nhiệm đối với những quyền lợi vật chất và tinh thần của lao động nước ngoài. Họ phải tạo cho lao động nước ngoài điều kiện lao động an toàn và trả lương đúng thời hạn, và nói chung đảm bảo rằng hợp đồng lao động không vi phạm Luật tuyển dụng gồm những điều khoản và điều kiện làm việc cơ bản của tất cả nhân viên, ngoại trừ những người làm việc trong vị trí quản lý hay điều hành, ngư dân và lao động bản địa. Chủ lao động đồng thời tổ chức cho lao động được kiểm tra sức khoẻ và chi trả các khoản thanh toán viện phí, khám chữa bệnh. Theo quy định của Luật bồi thường lao động, lao động nước ngoài cũng được bồi thường nếu bị chấn thương trong thời gian làm việc. Bộ luật lao động người nước ngoài (EWFA) quy định chủ lao động bố trí nơi ở tử tế cho lao động nước ngoài và cung cấp thông tin về địa chỉ chỗ ở cho cơ quan chính quyền tạo điều kiện liên lạc thuận lợi. Chủ lao động được khuyến khích đào tạo định hướng cho lao động nước ngoài trước khi đến Singapore làm việc; quan tâm đến điều kiện an sinh của lao động nước ngoài như nhu cầu xã hội và nhu cầu giải trí nhưng những yêu cầu trên không do pháp luật bắt buộc.

Một phần của tài liệu chính sách quản lý lao động nước ngoài của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w