- IMD giám sát một mạng lưới các Phòng liên lạc Singapore tại Boston,
2005 2.893 >60,00 Hầu như không có
3.2.1.2. Tổ chức và thực hiện chính sách
Đối với chính sách lao động nhập cư: Tuy tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay có nhiều điểm tương đồng với Singapore trong thập niên 60 của thế kỷ XX, nhưng chính sách lao động nhập cư của Singapore không thể đem áp dụng trực tiếp vào Việt Nam như xây dựng hệ thống giấy phép, đánh thuế người lao động nhập cư, áp dụng những hình thức phạt… như Singapore đã làm. Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa, mọi qui định, chính sách của Nhà nước đều phải trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp, Pháp luật. Theo đú, trờn địa bàn Việt Nam, các công dân Việt Nam có quyền tự do cư trú, tự do làm việc ở bất cứ đâu mà pháp luật không cấm. Bởi vậy lao động nước ngoài từ các nước khác đến làm việc tại Việt Nam được pháp luật Việt Nam bảo hộ, Việt Nam không có quyền cấm đoán hay cho phép họ đến làm việc tại Việt Nam khi họ không có hành vi vi phạm pháp luật của Việt Nam. Lực lượng lao động nhập cư là người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam so với Singapore là không đáng kể. Do vậy, bài học đối với Việt Nam rút ra từ chính sách lao động nhập cư của Singapore là tính mềm dẻo trong chính sách để thu hút lao động nhập cư đáp ứng sự thiếu hụt về lao động, khuyến khích lao động nhập cư có chất lượng lao động cao định cư lâu dài. Tính mềm dẻo trong chính sách lao động nhập cư đòi hỏi Việt Nam phải ra những quy định cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn phát triển, nhưng tất cả những quy định đó đều hướng vào việc sử dụng lực lượng lao động nhập cư một cách hiệu quả, đem lại sự phát triển kinh tế, văn hóa và ổn định xã hội cho đất nước
Thực tế phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong suốt quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa vừa qua cho thấy lực lượng lao động nhập cư từ các nước khác đến với Việt Nam như là món quà tặng vô cùng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, lực lượng lao động nhập cư này cũng đem lại cho Việt Nam những khó khăn không nhỏ trong phát triển an sinh, xã hội. Lực lượng lao động lành nghề và lao động có trình độ cao ở Việt Nam còn rất thiếu. Bài học từ chính sách phát triển thị trường sức lao động ở
Singapore cho thấy Việt Nam có thể thực hiện những bước đi trong chính sách lao động nhập cư như sau:
- Việt Nam tạo mọi điều kiện thu hút lao động người nước ngoài đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Việc thu hút lao động người nước ngoài này cần được nắm bắt cụ thể gắn với sổ theo dõi tình hình lao động của từng lao động nhập cư. Nếu trong khoảng thời gian 3 đến 5 năm, người lao động nhập cư làm việc ổn định tại một doanh nghiệp, không có những vi phạm pháp luật thì chúng ta nờn cú những ưu đãi nhất định trong việc định cư lâu dài cho họ, đặc biệt là hỗ trợ về nhà ở. Những người này khi đã làm việc lâu năm trong một doanh nghiệp chứng tỏ tay nghề của họ đáp ứng nhu cầu kỹ thuật của doanh nghiệp, mức độ lành nghề đã tăng, năng suất lao động tăng lên, tính kỷ luật, ý thức tuân thủ pháp luật của họ thể hiện là bền vững;
- Để làm tốt công tác này Việt Nam cần xây dựng đội ngũ quản lý lao động nhập cư có đủ khả năng nắm bắt cụ thể tình hình lao động nhập cư để thông báo cho các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý có những quyết định hỗ trợ kịp thời nhằm khuyến khích người lao động nhập cư có chất lượng lao động tốt định cư lâu dài tại Việt Nam;
- Trong việc thu hút lao động có trình độ cao cần có chính sách đãi ngộ thường xuyên đối với người lao động không phân biệt xuất xứ, người cũ người mới làm việc. Bài học kinh nghiệm từ Singapore cho thấy một xã hội ổn định về chính trị, đa dạng văn hóa kết hợp với chính sách tiền lương cao đó giỳp họ thu hút được nhân tài từ khắp nơi đến định cư, làm việc và cống hiến cho xã hội. Việt Nam đã và đang có môi trường ổn định, phát triển nhưng chính sách tiền lương hiện tại còn nằm trong tình hình chung – không hấp dẫn được người lao động có trình độ cao đến với Việt Nam, càng khó hấp dẫn họ tham gia vào khu vực công của Nhà nước. Bởi vậy, bên cạnh những qui định chung Nhà nước nờn cú chính sách đãi ngộ riêng về thu nhập nhằm đạt mục đích lao động có trình độ cao đến với Việt Nam;
- Việc thu hút lực lượng lao động có tay nghề và trình độ cao còn phụ thuộc vào cơ cấu ngành nghề mà Việt Nam thu hút đầu tư. Vì vậy, việc hoạch định chiến lược đầu tư nên theo hướng khuyến khích những ngành, nghề đòi hỏi lao động có tay nghề và trình độ cao. Khi nhiều người lao động có trình độ đến với Việt Nam, hệ quả tích cực kéo theo chính là đời sống văn hóa, an sinh xã hội của Việt Nam sẽ tiến triển theo hướng tích cực, lôi kéo đời sống văn hóa của dân cư địa phương phát triển theo.
Đối với chính sách đào tạo: Bài học từ Singapore cho thấy đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo tại chỗ được phát triển mạnh mẽ gắn chặt với những chiến lược phát triển của các nhà lãnh đạo. Bên cạnh đó, nguồn vốn đào tạo của họ ban đầu được tập trung cho việc gửi đi đào tạo ở các nước tiên tiến một lực lượng giáo viên trẻ, có năng lực được tuyển chọn kỹ lưỡng và có cam kết chặt chẽ về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp. Chính những người được đầu tư đào tạo bài bản ấy đã trở thành những cỏi mỏy để sản sinh ra nền giáo dục tiên tiến ở Singapore.
Đối với Việt Nam, xuất phát từ thực trạng của cả nước, để có được lực lượng lao động được giáo dục và đào tạo bài bản đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, của xã hội thì chúng ta cần phải làm rất nhiều việc trên phạm vi cả nước. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam nên tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
Trên cơ sở chiến lược phát triển của đất nước, tăng cường công tác dự báo phát triển nguồn nhân lực: Việt Nam cần đưa ra dự báo trong từng giai đoạn cần bao nhiêu người, yêu cầu trình độ, tay nghề và ngành nghề phù hợp. Công tác dự báo cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban ngành như: Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ công thương, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ công an, Bộ quốc phũng… Trong đó Bộ Lao động Thương binh và xã hội có vai trò thu thập thông tin và lên kế hoạch đáp ứng nhu cầu lao động trên cả nước. Bộ Lao động Thương binh Xã hội nên thiết lập và thắt chặt mối quan hệ với các trường đại học, cao đẳng trong cả nước
để một mặt trực tiếp quảng bá những ưu thế trong phát triển của đất nước, những nhu cầu về lao động của đất nước, những đãi ngộ của đất nước đối với người tài, mặt khác tìm kiếm và lôi kéo những sinh viên, học viên giỏi, khá đi học ở nước ngoài về làm việc cho đất nước;
Nhà nước tạo điều kiện phát triển các trường nghề, phát triển hệ thống đào tạo tại chỗ một cách khoa học, khuyến khích mở các cơ sở đào tạo của tư nhân và nước ngoài để đảm bảo cạnh tranh trong chất lượng đào tạo;
Nhà nước nên thực hiện tài trợ trực tiếp cho một số người học tài năng trên cơ sở hợp đồng lao động trong tương lai. Cần xem xét lại chính sách đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong bộ máy hành chính công hiện nay. Nhà nước nên tập trung nguồn lực cho đào tạo và đào tạo lại lực lượng giáo viên và các nhà quản lý giáo dục, bởi chính lực lượng này là yếu tố trực tiếp tác động tới chất lượng của lực lượng lao động tương lai. Đối với người đang làm việc trong khu vực cụng nờn chú trọng bồi dưỡng ngắn hạn, tu bổ nâng cao tay nghề, nâng cao nghiệp vụ để họ làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời, siết chặt chất lượng tuyển dụng đầu vào và đào tạo có chọn lọc các cán bộ, công chức đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đào tạo, nâng cao. Nói cách khác, không phải chúng ta từ bỏ việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đang tại chức mà chỉ đào tạo tinh hoa, thật cần thiết với số lượng hạn chế nhằm tập trung nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực tương lai;
Tại các trường đại học, cao đẳng, nên tập trung phát triển đào tạo một số ngành thuộc chiến lược phát triển của đất nước. Trước hết, Nhà nước nên đầu tư đào tạo đội ngũ giáo viên đại học, cao đẳng chất lượng cao, có hợp đồng lao động chặt chẽ với họ để tạo nền tảng căn bản cho sự phát triển giáo dục đào tạo của đất nước trong tương lai. Những hợp đồng đào tạo này cam kết rõ điều kiện mà Nhà nước cung cấp cho các giáo viên đi học, sau khi học xong họ sẽ phục vụ cho đất nước ít nhất 5 năm, những trách nhiệm và vị trí công việc họ sẽ làm sau khi đi học về… Khi hợp đồng đã rõ ràng, người học
sẽ xác định chính xác họ cần chuyên tâm học hỏi, nghiên cứu những gì để khi về họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, được giao;
Bên cạnh đó, Nhà nước nên phát triển hệ thống đánh giá phi chính phủ đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo qua đó thực hiện bình chọn xếp hạng các cơ sở giáo dục của đất nước.