Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên – Lịch sử hình thành của Singapore

Một phần của tài liệu chính sách quản lý lao động nước ngoài của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 48 - 51)

CỦA SINGAPORE

2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC SINGAPORE

2.1.1. Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên – Lịch sử hình thành của Singapore Singapore

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Hình2.1: Vị trí địa lý của Singapore

Nguồn:http://www.mofahcm.gov.vn/mofahcm/tintuc_sk/tulieu/nr060504090947/map%20Singapore

Cộng hòa Singapore là quốc gia nhỏ nhất của Đông Nam Á với diện tích 692,7 km2 bao gồm 54 đảo trong đó có 20 đảo có người sinh sống. Singapore nằm phía Nam của bán đảo Malaysia, phía Nam bang Johor của Malaysia và phía Bắc đảo Riau của Indonesia. Singapore nằm cách xích đạo chỉ 137 km về hướng Bắc.

Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và những nước lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ

581,5 km² ở thập niên 1960 lên 692,7 km² ngày nay (xấp xỉ diện tích huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh), và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030.

Điều kiện tự nhiên:

Singapore có khí hậu nhiệt đới ẩm với cỏc mựa không phân biệt rõ rệt. Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều. Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 34°C (72°–93°F). Trung bình, độ ẩm tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều. Trong những trận mưa lớn kéo dài, độ ẩm tương đối thường đạt 100%. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đã từng xuất hiện là 18,4°C (65,1°F) và 37,8°C (100,0°F).

Sự đô thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới một thời, hiện nay chỉ còn lại một trong số đó là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah. Tuy nhiên, nhiều công viên đã được gìn giữ với sự can thiệp của con người, ví dụ như Vườn Thực vật Quốc gia. Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa hoặc lưu vực sông. Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế - một loại nước có được sau quá trình khử muối. Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế đang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.

Cũng giống như Nhật Bản, Singapore hầu như không có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Mọi nguyên liệu cho sản xuất đều phải nhập từ bên ngoài. Trên thực tế Singapore chỉ có ít than chì, nham thạch, đất sét, không có nước ngọt, đất canh tác hẹp chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả. Do vậy lương thực không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Vào thế kỉ thứ 14, hòn đảo nhỏ bé nhưng có vị trí chiến lược này đã có tên mới. Theo truyền thuyết, chàng Sang Nila Utama, một hoàng tử đến từ xứ Palembang (thủ đô của Srivijaya) trong chuyến đi săn đã gặp một con vật lạ mà chàng chưa bao giờ nhìn thấy. Coi đó là điềm lành, chàng liền đặt cho đất nước nơi xuất hiện con vật lạ cái tên là “Đất nước Sư tử” hay Singapura, mà theo tiếng Sanskrit thì “simha” có nghĩa là sư tử, còn “pura” có nghĩa là đất nước. Vào thời gian đó đất nước này được trị vì bởi 5 vị vua của Singapura cổ đại. Nằm ở vị trí địa đầu của bán đảo Mã Lai, là điểm quy tụ tự nhiên cỏc dũng hải lưu, đất nước này đã đóng vai trò là một khu buôn bán nhộn nhịp với vô số các loại tàu buôn trên biển, từ các ghe thuyền của người Trung Quốc, tàu lớn của người Ấn Độ, thuyền buồm của người Ả Rập, tàu chiến của người Bồ Đào Nha cho đến những thuyền buồm dọc của người Bugis.

Vào năm 1832, Singapore đã trở thành trung tâm hành chính của Khu thuộc địa Anh quốc dọc eo biển Malacca bao gồm Penang, Malacca và Singapore. Cùng với việc khai thông kênh đào Suez vào năm 1869 cũng như việc phát minh ra máy điện báo và tàu thủy chạy bằng hơi nước, Singapore ngày càng trở nên cực kì quan trọng với vai trò là cửa ngõ thông thương nối liền phương Đông với phương Tây. Cho đến năm 1860 thì dân số của đất nước thịnh vượng này từ con số chỉ 150 người vào năm 1819 đã tăng lên thành 80.792 người, chủ yếu là người Hoa, Ấn Độ và Mã Lai.

Tuy nhiên, vào Thế chiến thứ II, cuộc sống hòa bình và thịnh vượng của mảnh đất này đã bị hủy hoại, mở màn bằng cuộc tấn công bằng máy bay của quân Nhật vào ngày 8/12/1941. Và khi được nhận thấy là một pháo đài vô cùng vững chắc có tầm ảnh hưởng chiến lược, Singapore đã bị quân Nhật xâm chiếm vào ngày 15/2/1942. Singapore đã bị Nhật chiếm đóng trong vòng 3 năm rưỡi, khoảng thời gian đánh dấu sự đàn áp dã man với vô vàn mạng người bị cướp đi. Khi quân Nhật đầu hàng vào năm 1945, mảnh đất này đã rơi vào tay Chính quyền Quân sự Anh cho đến khi Khu thuộc địa Anh quốc bị

tách ra thành Penang, Melaka và Singapore. Vào tháng 3/1946, Singapore trở thành thuộc địa của Vương quốc Anh chưa được độc lập.

Vào năm 1959, sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc đã hình thành chế độ tự trị ở quốc gia này và cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đã diễn ra. Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đã giành được 43 ghế và Ông Lý Quang Diệu trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore. Vào năm 1961, Singapore sáp nhập vào Malaya và hợp nhất với Liên bang Malaya, Sarawak và Bắc Borneo thành nước Malaysia vào năm 1963. Tuy nhiên, cuộc hợp nhất không đạt được nhiều thành công và gần 2 năm sau đó, cụ thể là vào ngày 9/8/1965, Singapore đã tách khỏi Malaysia và trở thành một quốc gia độc lập với nền dân chủ có chủ quyền lãnh thổ. Vào ngày 22/12/1965, Singapore cuối cùng đã chính thức trở thành một nước Cộng hòa độc lập.

Một phần của tài liệu chính sách quản lý lao động nước ngoài của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 48 - 51)