động nước ngoài
1.2.2.1. Tính phù hợp
Sự phù hợp của chính sách được thể hiện ở các vấn đề khi thực thi được giải quyết đến đâu? ở mức độ nào? Chính sách quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài gồm những nội dung cơ bản như chính sách nhập cư, thị trường lao động và đầu tư thương mại vụ. Tính phù hợp thể hiện là chính sách nhập cư phải được sử dụng với mục đích gì, thu hút lao động nước ngoài như thế nào phải căn cứ vào tình hình thực tế trong nước. Hay như trong đầu tư thương mại, quy định về thu hút FDI thế nào, có gây khó khăn cho việc thu hút lao động nước ngoài không?
Ở nhiều quốc gia, thực tế áp dụng chính sách quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài cũn cú những hạn chế, một phần là chưa có đầy đủ hệ thống chính sách để hỗ trợ, chưa nhận thức đầy đủ mục tiêu đặt ra mang tính chiến lược, công tác quản lý còn thiếu ăn khớp bên cạnh việc nhân lực thực thi chính sách đôi khi còn hiểu chưa đúng về chính sách.
Việc đánh giá tổng hợp tính phù hợp của Chính sách quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài phải trên cơ sở tổng hợp nội dung của chính sách gắn với từng chuỗi kết quả của quá trình thực thi, điều này phải dựa vào khâu hoạch định chính sách và trong hoàn cảnh cụ thể thực thi chính sách.
1.2.2.2 Tính khả thi
Đánh giá chính sách quản lý nhà nước về lao động người nước ngoài dựa vào tiêu chí trên đảm bảo các yếu tố công bằng khác trong sử dụng nguồn lao động xã hội, vì nếu chính sách ưu đãi đối với lao động nước ngoài ỏp trờn diện rộng thì vô tình có tác động đến hiệu quả khi sử dụng các nguồn lao động xã hội khác. Trong thực tế, khi xây dựng chính sách quản lý nhà nước về lao động nước ngoài, các chính phủ đã cố gắng tạo ra những cơ hội ngang nhau đối với những nhóm người lao động trong xã hội, để đảm bảo tạo ra nguồn lao động hợp lý cũng như sử dụng hiệu quả khi xã hội đòi hỏi, việc xác định các đối tượng ưu tiên, nhũng nội dung trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với một nền kinh tế mở thì việc ra đời một chính sách thích đáng, bền vững là rất khó.
Đánh giá chính sách quản lý nhà nước về lao động nước ngoài cũng tính tới mối quan hệ tương quan giữa mục tiêu chính trị, kinh tế và xã hội cụ thể trong giai đoạn đổi mới ở từng nước, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế mà những áp lực về nguồn nhân lực chất lượng mà từng nước cam kết trong lộ trình hội nhập, sự ra đời các chính sách quản lý nhà nước về lao động nước ngoài phải đảm bảo hợp với quy luật của sự phát triển, phải dựa vào tiến trình chuyển giao, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật của đất nước, phải
hướng tới các mục tiêu tăng trưởng kinh tế để tạo ra cơ sở vật chất, phúc lợi xã hội, tiếp tục thực thi bền vững các chính sách khác.
Để kết quả thu được như mong muốn khi đánh giá chính sách quản lý nhà nước về lao động nước ngoài, nhất là tính bền vững, thích đáng thì mỗi nội dung khi xây dựng chính sách trong mỗi giai đoạn phát triển phải xác định đầy đủ mức độ hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội, sự phù hợp, hỗ trợ cho nhau càng cao thì hiệu quả để đạt được các mục tiêu càng lớn, bản thân mỗi một chính sách cũng hàm chứa đầy đủ các nội dung và ý nghĩa của chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
1.2.2.3. Tính hiệu lực
Hiệu lực của chính sách phản ánh tác động ảnh hưởng của chính sách trong quá trình thực thi, khả năng duy trì hay biến đổi trên thực tế so với mong muốn của nhà nước.
Đánh giá hiệu lực của chính sách quản lý nhà nước về lao động nước ngoài nhằm đưa ra kết luận về các kết quả của từng nội dung của chính sách có giá trị hay không? Ví dụ, đất nước thu hút được bao nhiêu lao động nước ngoài, tập trung trong những ngành gì?trình độ ra sao? Đánh giá hiệu lực của chính sách quản lý nhà nước về lao động nước ngoài yêu cầu phải tiến hành bằng nhiều phương pháp, cần phải có nhiều thông tin cho các nhà hoạch định chính sách.
Hiệu lực của chính sách quản lý nhà nước về lao động nước ngoài bao hàm cả hiệu lực lý thuyết và hiệu lực thực tế. Đỏnh giá chính sách phải từ quan điểm khách quan trong khi phân tích các yếu tố thực thi chính sách, các phương án được lự chọn khi áp dụng, đánh giá, phán xét nghiêm túc tổ chức, hình thức triển khai chính sách. Chính sách quản lý nhà nước về lao động nước ngoài được kết luận là đúng đắn khi đánh giá thể hiện những giá trị tổng hợp của cả hiệu lực lý thuyết bao gồm các văn bản từ luật đến các nghị định, quyết định của Chính phủ, các thông tư, quyết định của Bộ trưởng và hiệu lực thực tế
1.2.2.4. Tính hiệu quả
Hiệu quả của chính sách thường được xác định từ hiệu quả tổng hợp cả về kinh tế và xã hội, để xác định tương quan định lượng giữa chi phí thực thi chính sách bỏ ra và lợi ích thu lại thì hiệu quả phải tớnh thờm những tác hại phụ khi thực thi chính sách, ví dụ như khi đánh giá hiệu quả của chính sách quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại một ngành, lĩnh vực thì phải tính toàn bộ những ưu điểm của nguồn nhân lực này (giá trị đo lường) như trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, tác phong công nghiệp, áp lực làm thêm giờ,... trừ đi trị giá những tác hại có thể xảy ra (như đình công, lãn công, cơ chế ưu đãi,...) trên tổng các hao phí trong quá trình hoạt động chính sách (tuyển chọn, đào tạo, xúc tiến việc làm,....)
Trong quá trình thực thi chính sách quản lý nhà nước về lao động nước ngoài, do có nhiều nội dung của nhiều chỉ tiêu không thể lượng hóa được vỡ cỏc nội dung này mang tính xã hội cao bên cạnh nền kinh tế thị trường, do vậy hiệu quả vừa được xác định theo định tính (hiệu quả xã hội) vừa được xác định theo định lượng (hiệu quả kinh tế). Hiệu quả theo định lượng được đánh giá cao khi nó phù hợp với hiệu quả của các chính sách khác, thậm chí nó bổ sung cho nhau để tăng thêm lợi ích chung cho xã hội.
Đánh giá hiệu quả chính sách sử dụng quản lý nhà nước về lao động nước ngoài thường được các nhà hoạch định tách làm 2 bộ phận:
- Hiệu quả xã hội: số liệu đưa ra gắn với chỉ tiêu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, có tác dụng bổ trợ cho một số các chính sách xã hội khác.
- Hiệu quả kinh tế: tạo ra giá trị kinh tế bao nhiêu, mang lại nguồn thu bao nhiêu trong GDP ...
CHƯƠNG 2