Khái niệm về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng quy mô lớn ở việt nam (Trang 31 - 32)

2.1 Chiến lược marketing trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Khái niệm về chiến lược kinh doanh được nhiều tác giả đưa ra với các quan điểm khác nhau, nhưng dù tiếp cận theo khái niệm nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động trên thị trường. Quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng, chiến lược kinh doanh là hệ thống các quan điểm, các mục đích và các mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, các chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế, cơ hội của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra trong một thời hạn nhất định. Tuy còn nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về phạm trù chiến lược song các đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh được quan niệm tương đối thống nhất, đó là:

- Chiến lược xác định rõ những mục tiêu cơ bản, phương hướng kinh doanh cần đạt tới trong từng thời kỳ và được quán triệt đầy đủ trong các lĩnh vực hoạt động.

- Chiến lược kinh doanh ngoài việc phác thảo những phương hướng hoạt động nó cịn mang tính định hướng trong thực tiễn hoạt động. Do đó, chiến lược kinh doanh địi hỏi phải được xem xét tính hợp lý và điều chỉnh cho phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh.

- Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tốt với việc khai thác và sử dụng các nguồn lực, năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.

- Chiến lược kinh doanh được phản ánh trong cả một quá trình liên tục từ xây dựng, đến tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược.

- Chiến lược kinh doanh được hình thành và thực hiện trên cơ sở phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so với đối thủ cạnh tranh nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Các doanh nghiệp hiện nay cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó có các chiến lược chức năng (bộ phận) như: chiến lược nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật, chiến lược công nghệ sản xuất, chiến lược tài chính, chiến lược đào tạo, chiến lược marketing... Chiến lược marketing của doanh nghiệp là một chiến lược chức năng có vai trị hỗ trợ chiến lược kinh doanh tổng thể, chỉ rõ những công việc mà doanh nghiệp phải thực hiện, tạo ra năng lực phân biệt đặc trưng để doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh [71, tr.298].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng quy mô lớn ở việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)