Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.8. Nghiên cứu HPV tron gu nhú đảo ngƣợc mũi xoang
1.8.1. Trên thế giới
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về u nhú đảo ngƣợc mũi xoang từ khi bệnh này đƣợc phát hiện vào năm 1854, nhƣng rất ít cơng trình nghiên cứu tập trung đánh giá các yếu tố bệnh sinh.
Năm 1983 tác giả Syrjanen và cộng sự đã sử dụng phƣơng pháp lai tại chỗ để phát hiện HPV trong u nhú tế bào vảy, nghiên cứu này dựa và các điểm tƣơng đồng về hình thái của u nhú tế bào vảy để xác định các tổn thƣơng HPV và tập trung vào biểu hiện của cấu trúc kháng thể HPV [38]. Năm 1987, Syrjanen đã nghiên cứu 14 ca u nhú lành và 3 ca ung thu biểu mô vảy mũi xoang, tác giả sử dụng phƣơng pháp lai tại chỗ để phát hiện ADN HPV, 7/14 u nhú có kháng thể HPV và 11 ca c ADN HPV dƣơng tính, 1 trƣờng hợp kiểu gen 6, 5 trƣờng hợp kiểu gen 11, 2 trƣờng hợp kiểu gen 16 và 3 trƣờng hợp đồng/bội nhiễm đồng thời HPV-11 và HPV-16. Những phát hiện ban đầu này đƣa đến gợi ý là u nhú mũi xoang lành tính c liên quan đến HPV nhóm
nguy cơ thấp đ là kiểu gen HPV-6 và HPV-11, ngƣợc lại nhóm ác tính dƣơng tính với HPV-16 [39].
Một số nghiên cứu đã cố gắng làm rõ mối tƣơng quan giữa HPV và u nhú đảo ngƣợc mũi xoang và biến đổi ác tính sau đ . Kashima và cộng sự thấy HPV có liên quan về mặt căn nguyên với u nhú đảo ngƣợc và ung thƣ biểu mô tế bào vảy, thông qua kỹ thuật PCR phát hiện ADN trong các mẫu bệnh lý. Tƣơng đồng với các nghiên cứu trƣớc đây, bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng lành tính và ác tính có thể phân tách đƣợc dựa trên các loại HPV tƣơng ứng nguy cơ thấp và nguy cơ cao [40]. Tƣơng tự nhƣ vậy, trong một phân tích trên 22 mẫu bệnh phẩm của McLachlin và cộng sự, HPV ADN đã đƣợc tìm thấy có trong u nhú đảo ngƣợc mũi xoang cũng nhƣ ung thƣ biểu mơ tế bào vảy, điều này cho thấy vai trị của HPV trong cả sinh bệnh học và biến đổi ác tính của u nhú [41]. Nghiên cứu của Mckay trong một nghiên cứu hồi cứu trên 14 bệnh nhân, đã thấy bộ gen của HPV đã tích hợp vào 2 trong số 3 bệnh nhân mắc u nhú đảo ngƣợc mũi xoang c ung thƣ h a, một lần nữa cho thấy rằng HPV đ ng vai trị tích cực trong chuyển đổi ác tính của loại u này [42]. Theo nghiên cứu của Cheung, đã kết luận rằng nhiễm HPV cũng c thể đại diện cho sự khởi đầu thúc đẩy cho một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn ác tính hóa của u nhú đảo ngƣợc mũi xoang [43]. Để củng cố cho dữ liệu này, một nghiên cứu trên 57 bệnh nhân Hàn Quốc đã tìm thấy HPV ADN trong bảy mẫu u nhú đảo ngƣợc mũi xoang, tất cả đều là loại lành tính. Các phân nhóm HPV là 11/16, 31, 35/58, 52 và hai mẫu bệnh phẩm cho thấy có sự đồng nhiễm (loại HPV 11/16 và HPV 33/58). Phân nh m HPV nguy cơ cao đã đƣợc phát hiện trong 5 mẫu bệnh phẩm, cho thấy rằng nhiễm trùng, đặc biệt là với các phân nhóm HPV nguy cơ cao, xuất hiện sớm và khởi phát chuyển hóa ung thƣ [44]. Hwang và cộng sự đã khuếch đại và phát hiện HPV16, 2 trên 5 trƣờng hợp u nhú đảo ngƣợc mũi xoang c ác tính hóa, và 2
trên 3 trƣờng hợp tái phát [45]. Các nghiên cứu này cho thấy vai trị của HPV khơng chỉ trong chuyển đổi ác tính, mà còn trong sự phát triển tổn thƣơng sớm và thậm chí tái phát của u nhú đảo ngƣợc mũi xoang.
Nhiều nghiên cứu phát hiện ADN HPV trong u nhú và ung thƣ mũi xoang, với các kỹ thuật nhƣ DB (Dot Blot Hybridization): ISH và gần đây là PCR, trên các nghiên cứu tổng quan cho thấy tỉ lệ phát hiện có ADN HPV xuất hiện nhiều nhất là nh m HPV nguy cơ thấp (kiểu gen 6 và 11): có một số trƣờng hợp kiểu gen 16 và rất hiếm kiểu gen 18. Các nghiên cứu này cho thấy rằng dƣờng nhƣ các tỷ lệ phát hiện ADN HPV trong u nhú mũi xoang của các nghiên cứu rải ra trong khoảng rộng (0-100%). Tỷ lệ phát hiện HPV trong u nhú biểu mô vảy cao hơn u nhú đảo ngƣợc tuy nhiên số lƣợng ca u nhú đảo ngƣợc là chủ yếu cịn số u nhú tế bào vẩy q ít để cho phép kết luận 2 loại u nhú có liên quan tới HPV. Các nhà nghiên cứu cho rằng nh m HPV nguy cơ thấp kiểu gen 6 và 11 có liên kết gần gũi với sự phát triển của u nhú đảo ngƣợc mũi xoang. Từ phần các bằng chứng sinh học phân tử trực tiếp trong phát hiện ADN HPV cho thấy có giống nhau của các tổn thƣơng HPV ở các vùng khác nhau trong cơ thể, điều này củng cố cơ chế bệnh sinh virus của u nhú mũi xoang [46], [47], [48]. Tuy vậy, tổng quan cũng chỉ ra một số kết quả nghiên cứu dƣờng nhƣ HPV ít liên quan tới u nhú đảo ngƣợc mũi xoang [46], [47], [49]. Dù có rất nhiều dữ liệu liên quan đến HPV trong cơ chế bệnh sinh của u nhú đảo ngƣợc mũi xoang, nhƣng c một số nghiên cứu đƣa ra bằng chứng mâu thuẫn. Kraft và cộng sự đã phát hiện ra HPV-11 chỉ 1 trên 29 ca u nhú đảo ngƣợc mũi xoang (3%) và không c trƣờng hợp nào trong 4 trƣờng hợp u nhú đảo ngƣợc mũi xoang có liên quan ung thƣ [50]. Hơn nữa, một nghiên cứu trên 66 bệnh nhân mắc u nhú đảo ngƣợc mũi xoang và 5 bệnh nhân mắc ung thƣ liên quan đến u nhú đảo ngƣợc mũi xoang đã cho thấy sự xuất hiện của HPV (HPV-11, -19 (95%), HPV-6, -1 (5%)) ở 20 bệnh nhân
(30,3%) và ở 3 bệnh nhân u nhú đảo ngƣợc mũi xoang ung thƣ h a (60%) (HPV-11, -3). Phân tích cũng cho thấy rằng sự hiện diện của HPV ADN không phải là yếu tố dự báo c ý nghĩa thống kê về sự tái phát của u nhú đảo ngƣợc mũi xoang (p = 0,745) cũng không phải là yếu tố rủi ro c ý nghĩa thống kê đối với ung thƣ liên quan đến u nhú đảo ngƣợc mũi xoang (p = 0,32) [51].
1.8.2. Tình hình nghiên cứu HPV trong u nhú đảo ngược mũi xoang tại Việt Nam
Trong nƣớc chƣa c nhiều cơng trình nghiên cứu về UNĐN MX đƣợc công bố. Chúng tôi mới chỉ tham khảo đƣợc một vài cơng trình nghiên cứu về dịch tễ học, lâm sàng, điều trị u nhú thanh quản , u nhú đảo ngƣợc hốc mũi c liên quan đến HPV:
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị ngọc Dung, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh (2006). Nghiên cứu bệnh sinh góp phần chẩn đốn và điều trị bệnh lý u nhú thanh quản trẻ em” với kết quả HPV dƣơng tính là 36/36 (100%): trong đ tỉ lệ HPV-6 là 17/36 (47,2%): HPV-11 là 19/36 (52,8%) [53].
Lê Thúy Nga và cộng sự nghiên cứu về HPV trong ung thƣ vòm họng thấy: tỉ lệ nhiễm HPV(+) ở mô khối u của bệnh nhân UTVMH là 18,75%, HPV(-) là 81,25%. Xác định đƣợc 2 loại kiểu gen của HPV trong mô khối u của bệnh nhân UTVMH đ là: kiểu gen HPV-6 chiếm 22,22% và tỷ lệ kiểu gen HPV-16 chiếm 77,78% [54].
Nguyễn Quang Trung (2012) với luận án “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi và yếu tố nguy cơ HPV u nhú mũi xoang. tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ƣơng (Hà Nội)” cho thấy kết quả tỷ lệ HPV (+) của loại u nhú thƣờng là 71,4% (10/14) và tỷ lệ HPV (+) của u nhú đảo ngƣợc là 59,3% (14/32): trong 46 bệnh nhân u nhú
vùng mũi xoang đƣợc nghiên cứu, khơng có sự khác biệt c ý nghĩa thống kê vệ tỷ lệ nhiễm HPV ở 2 nhóm (p=0,43). Các kiểu gen HPV phát hiện đƣợc trong nghiên cứu hiện diện ở u nhú đảo ngƣợc nhiều hơn trong u nhú thƣờng. Số lƣợng bệnh nhân nhiễm HPV 16 trong UNĐN cao gấp 2,7 u nhú thƣờng. Tỷ lệ HPV (+) u nhú thƣờng cao hơn UNĐN, kiểu gen HPV-11 gặp nhiều ở u nhú thƣờng. UNĐN gặp nhiều kiểu gen HPV -16 và -18, ngồi ra cịn kiểu gen HPV-39 và -59 chỉ có ở nhóm này. Tỷ lệ đa nhiễm ở UNĐN cao hơn u nhú thƣờng. Khi UNĐN đa nhiễm các nh m HPV nguy cơ cao nhƣ HPV-16 và HPV-18 thì nguy cơ tiến triển thành ung thƣ rất cao [55]. Hầu nhƣ chƣa c cơng trình nào nghiên cứu về vai trò của HPV, kiểu gen HPV trong cơ chế bệnh sinh của bệnh u nhú đảo ngƣợc.
Nhƣ vậy, có thể thấy các nghiên cứu về HPV ở bệnh nhân u nhú đảo ngƣợc mũi xoang tại Việt Nam cịn khiêm tốn, thơng tin chƣa đầy đủ về chủng loại virus cũng nhƣ mối liên quan tới bệnh này. Bên cạnh đ , các nghiên cứu trên thế giới đang còn nhiều ý kiến trái chiều về vai trò của HPV đối với cơ chế bệnh sinh, ung thƣ h a hay tái phát của u nhú đảo ngƣợc mũi xoang, các nghiên cứu cũng không đề cập tới sử dụng cây phân lồi để phân tích các chủng HPV ở bệnh nhân u nhú đảo ngƣợc mũi xoang. Do vậy, việc thực hiện đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ các vấn đề trên.