Khái niệm phát triển dịch vụ Ngân hàng ưu tiên tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ Ngân hàng ưu tiên đối với Khách hàng cá nhân cao cấp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 26 - 30)

1.2.3 .Vai trò của dịch vụ Ngân hàng ưu tiên

1.3. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ƯU TIÊN TẠI NGÂN HÀNG

1.3.1. Khái niệm phát triển dịch vụ Ngân hàng ưu tiên tại Ngân hàng

HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1. Khái niệm phát triển dịch vụ Ngân hàng ưu tiên tại Ngânhàng thương mại hàng thương mại

Trong bối cảnh cạnh tranh thị trường như hiện nay, các ngân hàng thương mại đều tập trung phát triển, cải tiến, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Việc phát triển dịch vụ ngân hàng ưu tiên đem lại khơng chỉ lợi ích cho khách hàng, thu nhập cho ngân hàng mà còn thúc đẩy nên kinh tế phát triển ngày càng bền vững hơn. Các NHTM tập trung phát triển về cả số lượng và chất lượng của các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho KHCNCC nhằm tối đa hoa lợi nhuận, giảm thiểu các rủi ro của hoạt động trong ngân hàng. Việc phát triển dịch vụ ngân hàng sẽ gia tăng được thị phần, lợi ích, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng.

Phát triển dịch vụ ngân hàng ưu tiên cần được thực hiện từng bước vừa vững chắc nhưng phải đột phá để là cơ sở tạo đà phát triển trên thị trường sẵn có, ni dưỡng thị trường tiềm năng và mở rộng thị trường mới. Dịch vụ ngân hàng ưu tiên là sự kết hợp hài hịa lợi ích của các chủ thể: Nền kinh tế - Ngân hàng – Khách hàng. Việc phát triển dịch vụ ngân hàng ưu tiên cần được tiến

hành đồng bộ đem lại hiệu quả và nhiều tiện ích cho khách hàng.

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Phát triển là quá trình

lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của một sự vật hiện tượng trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô và sự tiến bộ về cơ cấu, chất lượng”.

Từ định nghĩa về phát triển và các lý luận về dịch vụ ngân hàng đối với phân khúc KHCNCC của NHTM, cho thấy: "Phát triển dịch vụ ngân hàng

đối với phân khúc KHCNCC của NHTM là sự gia tăng về chất và lượng của các dịch vụ ngân hàng, để cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các KHCNCC".

Phát triển dịch vụ ngân hàng ưu tiên cho phân khúc KHCNCC bao gồm các nội dung:

Một là, phát triển thị trường: Tìm hiểu nhu cầu của KHCNCC thơng

qua việc tìm hiểu nhu cầu của thị trường, qua đó xây dựng mối quan hệ giữa cung và cầu, xây dựng cơ chế chính sách thuận lợi cho các giao dịch tài chính. Với thị trường cạnh tranh như hiện nay, việc phát hiện ra các thị trường tiềm năng nơi mà các khách hàng chưa được tiếp cận nhiều với các dịch vụ chuyên biệt dành riêng cho các KHCNCC là một trong những yếu tố rất quan trọng đem lại nguồn khách hàng và lợi nhuận vô cùng lớn cho các ngân hàng.

Hai là, Phát triển sản phẩm, dịch vụ: Xây dựng danh mục sản phẩm

dịch vụ thích hợp với các KHCNCC, các sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay ngân hàng cung cấp rất nhiều các sản phẩm dịch vụ dành cho các KHCN thông thường nhưng các sản phẩm dịch vụ chuyên biệt dành cho các KHCNCC thì chưa nhiều và đa dạng. Nhu cầu của KHCNCC rất phong phú, bao trùm nhiều lĩnh vực, do đó cần chú trọng việc kết hợp giữa các hoạt động thương mại – tài chính với nhau như: Bảo hiểm – Ngân hàng, Chứng khốn – Ngân hàng…. Tối đa hóa lợi ích, đáp ứng nhu cầu và gia tăng tài sản

cho khách hàng. Trên thế giới, danh mục sản phẩm dịch vụ dành cho KHCNCC rất đa dạng với hàng nghìn các sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu của các khách hàng khó tính, trong khi đó danh mục sản phẩm dịch vụ của các NHTM trong nước còn khá khiêm tốn, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ đối tượng khách hàng.

Ba là, Phát triển mạng lưới, kênh phân phối: Xây dựng phân phối đa

kênh trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng ưu tiên dành cho phân khúc KHCNCC. Sử dụng hệ thống công nghệ hiện đại, triển khai nhiều mạng lưới giao dịch tại các thành phố lớn, khu vực đông đúc dân cư…. việc xây dựng phát triển mạng lưới phải đáp ứng các tiêu chí về vị trí, địa lý, con người, tập quán vùng miền…. dựa trên những khảo sát, đánh giá cụ thể để đưa ra kênh phân phối phù hợp cho từng địa điểm. Do đó, việc này cũng sẽ mất nhiều thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, các sản phẩm dịch vụ cũng phải phù hợp, có tính cạnh tranh so với ngân hàng đối thủ trên từng địa bàn.

Thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng của các NHTM khi dân số thì ngày càng tăng với mức thu nhập bình quân đầu người thì ngày càng được cải thiện. Việc người dân đã bắt đầu có mong muốn tiếp cận các sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại, thuận tiện, các giao dịch không dùng tiền mặt ngày càng được ưa chuộng, các NHTM tại Việt Nam đã bắt đầu chú trọng hơn trong việc đẩy mạnh áp dụng cơng nghệ khoa học, hiện đại hóa vào khai thác các thị trường bán lẻ. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay ngày càng khốc liệt đặc biệt là tại các đô thi loại 1 và 2, nơi tập trung nhiều các KHCNCC với tiềm lực tài chính cao. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều sự xuất hiện nhiều các ngân hàng nước ngoài như HSBC, Standard Charterd, Citibank… đây đều là các ngân hàng nước ngoài nổi tiếng với các sản phẩm đặc thù, tác phong chuyên nghiệp, công nghệ dẫn đầu và các chiến lược chuyên biệt về kinh doanh phân khúc đã và đang dần thâu tóm

thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, các NHTM Việt Nam khơng thể dậm chân tại chỗ, ngồi yên để đánh mất thị phần được, rất nhiều NHTM đã xác định việc phát triển dịch vụ ngân hàng ưu tiên là một trong những chiến lược quan trọng của mình. Các NHTM bắt tay vào việc áp dụng công nghệ, xây dựng các sản phẩm dịch vụ mới, gia tăng kênh phân phối và nắm bắt cơ hội để găn kết mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng.

Chính vì vậy, phát triển dịch vụ ngân hàng đối với phân khúc KHCNCC được xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của các NHTM Việt Nam, là chiến lược được lựa chọn hàng đầu để gia tăng thu dịch vụ của nhiều ngân hàng, nâng cao vị thế cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam và là xu thế phát triển tất yếu của thời đại.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ Ngân hàng ưu tiên đối với Khách hàng cá nhân cao cấp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w